(TNO) Sau khi Công an quận Tân Bình, TP.HCM có văn bản trả lời về việc gia hạn thời gian để xác minh số tiền 5 triệu yen, sáng 13.5, 'tỉ phú ve chai' Huỳnh Thị Ánh Hồng đã có đơn khiếu nại gửi đến cơ quan này.
Chị Hồng ngồi đọc văn bản trả lời của Công an quận Tân Bình vào sáng 12.5
|
Nội dung các yêu cầu mà chị Hồng đề nghị Công an quận Tân Bình trả lời bằng văn bản:
- Bà Ngọt không phải là đương sự, không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tài sản. Vậy căn cứ pháp lý nào mà Công an quận Tân Bình vẫn thụ lý vụ việc, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôi?
- Dựa vào cơ sở pháp lý nào Công an quận Tân Bình tiếp tục xác minh chủ sở hữu tài sản trên, đặc biệt là khi thời hạn đã hết, có gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôi hay không?
- Dựa vào căn cứ pháp lý nào mà thời gian 1 năm theo quy định của pháp luật, quý cơ quan tự ý gia hạn thời gian tìm kiếm chủ sở hữu.
|
Chị Hồng nhận lại 5 triệu yen là thấu tình, đạt lý, không trái luật Người ta thường nói: "Một luật gia có ba ý kiến, mỗi luật sư có tư ý kiến". Đối với câu chuyện của “tỷ phú ve chai”, các nhà phân tích (báo chí, luật sư, thẩm phán…) gần đây đưa ra các quan điểm “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” Ngày 1.5, trên Thanh Niên Online, luật sư Nguyễn Tấn Thi (Đoàn Luật sư TP.HCM) đưa ra quan điểm: "Chị Hồng “ve chai” cần phải chờ thêm 9 năm nữa thì trở thành chủ của 5 triệu yen nếu không có ai tranh chấp và chứng minh được mình là chủ sở hữu". Theo đó, luật sư Thi cho rằng để xác định điều luật nào điều chỉnh đến đối tượng nào thì cần xác định tính chất của đối tượng đó là gì?... Điều hiển nhiên ai cũng biết 5 triệu yen là tiền. Điều 163 Bộ luật dân sự (BLDS) về tài sản đã ghi rõ: tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tác giả. Vậy 5 triệu yen là tiền chứ không phải là vật, vậy tại sao chúng ta cứ lấy quy định đối với vật để áp dụng trong trường hợp này? Luật sư Thi cũng cho biết, tiền là một tài sản được xác định hoàn toàn khác hẳn với vật…
Về phần mình, tôi nghĩ rằng: của cải (tiền, đồ đạc, xe cộ, gia súc, nhà đất…) được phân làm hai loại: động sản (tài sản chuyển dịch được), bất động sản (tài sản ở cố định, không chuyển dịch). Tiền, đồ vật được gọi chung là động sản. Trường hợp của “chị Hồng ve chai” được nhận lại 5 triệu yen trong thùng loa cũ mới phù hợp vì chị Hồng không hề chiếm hữu ngay tình mà chị Hồng đã mua cái thùng loa cũ của người bán ve chai với giá 100.000 đồng chứ không phải chị Hồng nhặt được ở đâu đó do người khác đánh rơi, bỏ quên. Mặt khác, luật pháp nước ta xác định chỉ được tiền đồng Việt Nam mới được lưu thông tự do. Việc “ai đó” để tiền yen trong thùng loa cũ thì người ngoài cuộc làm sao biết được? Chị Hồng có được thùng loa cũ từ việc “thuận mua, vừa bán”, không ai có quyền can thiệp làm khó chị ấy. Luật pháp chưa minh thị quy định thì dựa vào lẽ công bằng để xử lý, chị Hồng không tranh chấp với người khác cũng không có người nào trực tiếp tranh chấp với chị Hồng, về số tiền 5 triệu yen mà cho dù có người nào tranh chấp thì cũng phải có chứng cứ chứng minh hợp pháp theo quy định tại khoản 4 điều 79 Bộ Luật Tố tụng dân sự (BLTTDS). Việc chị Hồng giao nộp cho cơ quan công an số tiền 5 triệu yen thể hiện sự thật thà khai báo cho cơ quan công an của chị Hồng đáng được khen ngợi. Chị Hồng đáng được nhận số tiền 5 triệu Yen là thấu tình, đạt lý, không trái luật. Luật sư Trần Công Ly Tao - Đoàn Luật sư TP.HCM
|
Bình luận (0)