Tích hợp hơn 150 sản phẩm ngân hàng vào ứng dụng số

12/10/2022 12:42 GMT+7

Kênh bán lẻ là một “vùng đất đầy tiềm năng” nhưng có sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi sản phẩm phải có sự khác biệt. Vì lẽ đó, các ngân hàng đã và đang đẩy mạnh chiến lược cá nhân hóa cho từng đối tượng khách hàng.

Unlock Dream Home - giải pháp tìm và vay mua nhà trực tuyến “tất cả trong 1”

Ảnh: OCB

Lượng người dùng ngân hàng số tăng 3 lần

Lượng giao dịch trên kênh số tăng trưởng theo cấp số nhân trong thời gian gần đây, như ứng dụng OCB OMNI của Ngân hàng Phương Đông - một trong những nhà băng tiên phong trong lĩnh vực số hóa. Chỉ trong 6 tháng đầu năm OCB OMNI ghi nhận số lượng người dùng tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm trước, số lượng giao dịch tăng 81% so với cùng kỳ. Tỷ lệ Casa thông qua kênh cũng tăng 46% so với cùng kỳ. Ứng dụng này cũng đã tích hợp hơn 150 sản phẩm dịch vụ và tiện ích tài chính trên app, cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng.

Tất cả các sản phẩm OCB đều được xây dựng theo hướng cá nhân hóa. Không chỉ phù hợp với tính chất từng phân khúc khách hàng, mục đích sử dụng mà còn cá nhân hóa theo đặc thù từng vùng/miền, loại hình sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, cho vay cá nhân áp dụng công nghệ số vào quy trình xử lý, tiếp cận và phê duyệt hồ sơ. Cuối tháng 3.2022, OCB đã phối hợp cùng đối tác bất động sản cho ra mắt nền tảng tìm và vay mua nhà trực tuyến Unlock Dream Home với thao tác tiện lợi, nhanh chóng trên một nền tảng số. Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai, đã có gần 240.000 lượt truy cập vào website Unlock Dream Home, hơn 6.000 người đăng ký được tư vấn và gần 50.000 bất động sản đa dạng ở nhiều tỉnh thành cùng hàng trăm khách hàng đã được tiếp cận khoản vay và chọn được ngôi nhà như ý.

Đặc biệt, OCB cũng là ngân hàng dẫn đầu xu hướng khi triển khai thành công tính năng thanh toán Facepay (không cần sử dụng các công cụ như: thẻ, điện thoại…) tại gần 170 cửa hàng tiện lợi GS25 và sẽ tiếp tục mở rộng ở hệ thống cửa hàng bán lẻ khác.

Kênh bán lẻ là chiến lược

Ông Nguyễn Văn Hương - Giám đốc Khối Bán lẻ OCB cho biết: “Phát triển mảng bán lẻ hiện nay đã trở thành chiến lược của nhiều ngân hàng không chỉ riêng OCB, bởi kênh bán lẻ là động lực chính của ngân hàng, có sự tăng trưởng bền vững theo thời gian với rủi ro thấp hơn, đạt lợi thế kinh tế theo quy mô. Chiến lược của OCB tập trung chủ yếu vào phân khúc bán lẻ và MSME, ưu tiên tăng trưởng khách hàng cá nhân cao hơn các phân khúc khác với sản phẩm sáng tạo, “may đo” theo từng khách hàng. Đồng thời, theo đuổi chiến lược ngân hàng số để dẫn dắt tăng trưởng và hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả”.

“Xây dựng hệ thống NH kỹ thuật số, cá nhân hóa dành cho từng khách hàng - Đây là một trong những mục tiêu mà OCB đang hướng tới trong tương lai gần. OCB sẽ cung cấp các dịch vụ qua ứng dụng trên di động thông minh hoặc nền tảng máy tính. Mọi quy trình tại đây đều được số hóa 100%. Ngoài ra, ứng dụng ngày càng nhiều các công nghệ hiện đại, giảm thiểu nhân lực thủ công, hạn chế tiếp xúc vào quá trình thực hiện các giao dịch ngân hàng (eKYC, Smart Camera, Face OTP, RPA, OCR, trang bị thêm hệ thống máy CDM và ATM để giảm thiểu các giao dịch thủ công tại quầy…) cũng như xây dựng các giải pháp ngân hàng, sử dụng BigData Machine Learning, ứng dụng AI vào trong một số quy trình để phục vụ cho việc thanh toán không tiền mặt”, ông Nguyễn Văn Hương cho biết.

Đầu tháng 9.2022, Moody’s đã cập nhật mức xếp hạng đối với OCB, “thăng hạng” từ B1 lên Ba3 ở xếp hạng tiền gửi và xếp hạng nhà phát hành dài hạn. Xếp hạng rủi ro đối tác dài hạn vẫn giữ ở mức Ba3, mức thuộc top cao trong các tổ chức tín dụng hiện nay.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.