Tiềm năng cho khám phá y học từ rừng bách bị chôn vùi suốt 60.000 năm dưới biển

13/04/2020 15:31 GMT+7

Các nhà khoa học đã phục hồi các mẫu vật từ một khu rừng bách đã bị chôn vùi dưới lớp trầm tích ngoài khơi Alabama trong 60.000 năm và hy vọng rằng một số hợp chất được bảo tồn có thể trở thành các phát hiện có tính tiên phong trong nghiên cứu y học và công nghệ sinh học.

Ở độ sâu gần 20 mét ngoài khơi bờ biển Alabama là một khu rừng bách bị chôn vùi dưới lớp trầm tích trong suốt 60.000 năm qua. Các nhà khoa học hy vọng rằng một số mẫu vật được phát hiện có thể đóng vai trò quan trọng nghiên cứu y học và công nghệ sinh học tương lại.
Các hợp chất và enzyme từ xa xưa có thể được sử dụng để sản xuất bất cứ thứ gì từ giấy đến nhiên liệu tái tạo. Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Northeastern và Đại học Utah đã xuống đáy biển nơi có khu rừng cổ đại.

Các khúc gỗ của rừng bách bị chôn vùi dưới nước ngoài khơi Alabama (Mỹ) được phát hiện vào cuối năm 2019

Reuters

Đây là một phần của dự án được tài trợ bởi Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA). NOAA cho biết rừng cây xanh từng che phủ bờ sông thời tiền sử gần Vịnh Mexico. Theo thời gian, những cái cây khổng lồ lớn lên, chết đi, đổ xuống và kẹt trong lớp trầm tích trong hàng ngàn năm tạo ra một môi trường sống độc đáo để con người khám phá các vi khuẩn và phân tử lạ thường.

Bản đồ biểu thị vùng Vịnh Mexico

Google Earth

Các nhà khoa học đặc biệt tập trung vào những con giun ăn gỗ - một loại ngao có tên gọi khác là “mối của biển”. Chúng được tìm thấy trong các cây cổ thụ chứa khoảng 100 chủng vi khuẩn, phần nhiều trong số đó là chủng mới.
Và một số đã được nghiên cứu, với tiềm năng trở thành các loại thuốc mới, phát triển y học tương lai. Công trình trước đây của nhóm nghiên cứu về vi khuẩn ở giun tàu đã tạo ra một loại kháng sinh đang được nghiên cứu làm thuốc để điều trị nhiễm ký sinh trùng
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.