Tiềm năng khổng lồ của thể thao điện tử

12/05/2015 14:10 GMT+7

Trong tổng số 612 triệu USD trong năm 2014, doanh thu của thể thao điện tử tại Châu Á bằng tất cả các khu vực khác cộng lại.

Thể thao điện tử (eSports) đang ngày càng thu hút giới trẻ thế giới, và điều này khiến cho nó trở thành một thị trường béo bở dành cho các nhà kinh doanh.

Thi đấu game chuyên nghiệp là ngành kinh doanh đáng giá 621 triệu USD (tăng mạnh so với nghiên cứu của Newzoo), theo như thông tin chính thức từ hãng nghiên cứu SuperData Research. Hầu hết nguồn thu chính của ngành đều bắt nguồn từ khu vực Châu Á như Hàn Quốc và Trung Quốc, nơi mà ngành thể thao điện tử có lịch sử phát triển khá thành công.

Bảng khảo sát của SuperData. (Ảnh: Venture Beat)

Ngành thể thao mới nổi này cũng đang phát triển tại Châu Âu và Bắc Mỹ, nhờ vào sự nổi tiếng của các tựa game như Liên Minh Huyền Thoại (League of Legends), Dota 2 Counter-Strike: Global Offensive. Khoảng 134 triệu người hâm mộ bộ môn thể thao điện tử trên toàn thế giới cũng đóng góp không nhỏ vào ngành kinh doanh này.

Hơn thế nữa, theo như người sáng lập và là nhà phân tích chính của SuperData, Joost van Dreunen, cho rằng ngành thể thao điện tử này là công cụ marketing rất hiệu quả cho những  nhà sản xuất game.

Hầu hết thu nhập của các ngành nghề khác đều dựa vào quảng cáo và từ các nhà tài trợ”, Joost van Dreunen chia sẻ trong bản báo cáo gần đây nhất về thể thao điện tử. “eSports cung cấp cho những nhà sản xuất game cơ hội để mở rộng thị trường game của mình, và giúp cho người  hâm mộ tiếp xúc với nhân vật yêu thích của mình nhiều hơn, thông qua các sự kiện lớn và nhỏ."

Hàn Quốc - kinh đô của thể thao điện tử (Ảnh: DailyeSports)

Nhà sản xuất Riot Games công bố rằng họ đã đầu tư vào thể thao điện tử ngay từ khi nó mới phát triển, và điều này đã khiến LMHT trở thành một tượng đài của thi đấu game chuyên nghiệp trên cấp độ toàn thế giới.

Sự thật là trong hơn 600 triệu USD đó, LMHT kiếm được khá nhiều tiền từ người chơi phổ biến của họ. Và những giải đấu chuyên nghiệp diễn ra thường xuyên sẽ khích lệ lượng người chơi này tiếp tục móc ví theo đuổi trò chơi mà họ ưa thích.

Trong khi những game thủ hàng đầu có thể kiếm được hàng triệu đô từ tiền giải, thì chỉ có 40% tuyển thủ chuyên nghiệp có thể kiếm tiền từ việc chơi game,” van Dreunen viết. “Hầu hết các giải đấu nhỏ đều có số tiền thưởng không đủ nhiều, và đa số các tuyển thủ chuyên nghiệp cũng chỉ có 1 mức lương khiêm tốn từ 12.000 USD đến 40.000 USD một năm.”

Vì vậy hầu hết các tuyển thủ chuyên nghiệp đều tìm cách đề cao tên tuổi của mình trong những giải đấu lớn. Tiếp đó, họ xây dựng cho mình một lượng fan hâm mộ và khán giả nhất định, thông qua những kênh stream sinh lời như MLG.tv, Twitch hoặc YouTube để bổ sung thu nhập.

Trong năm 2014, tuyển thủ chuyên nghiệp Wei ‘CaoMei’ Han-Dong (đội World Elite Trung Quốc) đã nghỉ thi đấu và ký kết hợp đồng với ZhanQi TV để truyền hình game 90 tiếng một tháng với mức lương hằng năm khoảng trên 800.000 USD” theo như một bản báo cáo của SuperData.

Cao Mei với hợp đồng streaming khủng 800.000 USD. (Ảnh: MMOsite)

Cho đến bây giờ, những bản hợp đồng như trên vẫn còn khá ít - thậm chí một số trường hợp không có sự đảm bảo về tài chính. Bởi vì hầu hết số tiền đều được đổ vào các giải đấu, nhà sản xuất cũng như các sự kiện liên quan.

Trong nhiều sự kiện tại Bắc Mỹ, thi đấu thể thao điện tử được mong đợi mang về khoảng 143 triệu USD. Nhưng chỉ khoảng 11 triệu USD là được rót vào giải thưởng. Ngoài ra, các hàng hóa liên quan tới ngành thể thao điện tử cũng đóng góp 11 triệu USD vào tổng thu nhập, bán vé chiếm 4.5 triệu USD và ấn tượng nhất là sự kiện của nhà tài trợ đóng góp khoảng 111 triệu USD.

Tại Mỹ fan hâm mộ eSports có hơn 87% là nam giới. (Ảnh: Dailydot)

“Chủ sở hữu của các thương hiệu lớn và các nhà quảng cáo đang nhanh chóng thích ứng với các loại hình thức giải trí mới nổi, nhằm phát triển tài trợ tại ngành này. Chúng tôi dự đoán rằng sẽ có sự gia tăng trong chi tiêu quảng cáo của hàng hóa dành cho người tiêu dùng, thương hiệu của các hãng ô tô và công nghệ."

Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều tiền hơn dành cho các nhà phát hành cũng như sự hiện diện của những ông lớn như Coca-Cola và American Express, và thi đấu eSports cũng đã xuất hiện trên các kênh thể thao của ESPN, đây là một tín hiệu đáng mừng trong tương lai.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.