Nếu không khám sàng lọc và tiêm vắc xin HPV, hơn 44 triệu phụ nữ có thể sẽ chẩn đoán mắc bệnh trong vòng 50 năm tới, theo chuyên san The Lancet Oncology dẫn báo cáo trên. Ước tính 2/3 trường hợp này - và ước tính khoảng 15 triệu ca tử vong - sẽ xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
tin liên quan
10 điều cần lưu ý khi bước vào tuổi 50Ngược lại, việc triển khai nhanh chóng sàng lọc và tiêm phòng vắc xin HPV bắt đầu từ năm 2020 có thể ngăn ngừa hơn 13 triệu ca ung thư cổ tử cung trên toàn cầu vào giữa thế kỷ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hồi đầu tháng này cho biết có 570.000 trường hợp ung thư cổ tử cung mới trên toàn cầu trong năm 2018, trở thành bệnh ung thư phổ biến thứ tư đối với phụ nữ sau ung thư vú, ruột kết và phổi. Căn bệnh này cướp đi sinh mạng của hơn 300.000 phụ nữ mỗi năm, chủ yếu ở các quốc gia có thu nhập thấp hơn.
Trưởng nhóm nghiên cứu Karen Canfell, giáo sư tại Hội đồng ung thư New South Wales, cho biết: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy việc loại bỏ căn bệnh này trên toàn cầu là trong tầm tay, nếu việc tiêm vắc xin HPV và khám sàng lọc cổ tử cung được đẩy mạnh”.
Lây truyền qua đường tình dục, HPV cực kỳ phổ biến và bao gồm hơn 100 loại vi rút, ít nhất 14 trong số đó gây ung thư. Ở phụ nữ có hệ miễn dịch bình thường, ung thư cổ tử cung thường mất 15 - 20 năm để phát triển. Nếu hệ miễn dịch yếu hoặc bị tổn hại - chẳng hạn như nhiễm HIV, ung thư có thể phát triển nhanh hơn nhiều.
Các thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng vắc xin HPV an toàn và hiệu quả đối với hai chủng HPV - loại 16 và 18 - chịu trách nhiệm cho 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.
Các dự báo của nghiên cứu này dựa trên việc giả định 80% bé gái từ 12 - 15 tuổi được tiêm phòng vắc xin bắt đầu từ năm 2020 và ít nhất 70% phụ nữ được khám sàng lọc hai lần trong đời.
Điều này sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh xuống dưới mức 4/100.000 phụ nữ ở các quốc gia như Mỹ, Canada, Anh và Pháp vào năm 2059 và ở các nước thu nhập trung bình vào năm 2069, các chuyên gia tính toán.
Bình luận (0)