Alexander Graham Bell đã từng nghiên cứu điện thoại không dây từ năm 1880, tuy nhiên hiệu quả không cao và nó đã rơi vào quên lãng sau 4 thập niên, để rồi đến năm 1920 trở thành hiện thực.
Hãy tạm quên những chiếc điện thoại thông minh có tính năng như một chiếc máy tính bỏ túi hiện nay, thử lui về 40 năm rồi hơn 90 năm trước để xem xét các “tiền bối” của chúng.
Trước hết là máy AN/PRC-25. AN là một phần trong kế hoạch quân sự điện tử của Mỹ, PRC đơn giản hơn là máy truyền tin radio di dộng, mã số 25 là một chuẩn kỹ thuật của quân đội Mỹ cách đây hơn 40 năm. Thời đó người lính truyền tin mang trên lưng chiếc AN/PRC-25 to đùng như “thùng cà rem” - gấp 3 lần chiếc cặp mà trẻ em tiểu học đang mang trên lưng - với trọng lượng khoảng 11 kg.
Máy có ăng ten khá dài, hoạt động nhờ một cặp pin quân đội to như hai quả pháo cối, liên lạc qua tổ hợp cầm tay giống điện thoại để bàn ngày nay... AN/PRC-25 nổi tiếng “trâu bò” vì có quẳng nó xuống nước cả tiếng đồng hồ rồi vớt lên vẫn xài tốt.
Một đoạn phim ngắn được tìm thấy trong kho lưu trữ Pathe ở nước Anh vào năm 1922 đã cho thấy mấy cô gái New York (Mỹ) có thể “tám” qua điện thoại di dộng. Truy ngược lại một chút, báo Ohio và Sandusky vào năm 1920 đã từng mô tả một loại “điện thoại di động” cồng kềnh. Người dùng chỉ có thể liên lạc trong vòng bán kính chừng 470m, trên đầu phải mang đôi tai nghe, tay cầm ống tổ hợp liên lạc còn tay khác phải mang một tấm ghép với ba chiếc ống gốm nối liền nhau (ảnh).
Song Mai
Bình luận (0)