Tiên phong tạo lập giá trị chung từ việc đưa chất lượng nguồn sữa tươi của nông dân Việt Nam lên hàng đầu khu vực

25/09/2012 08:00 GMT+7

Được GS Mark Kramer (Đại học Harvard- cha đẻ của thuyết “Tạo lập giá trị chung” đánh giá là điển hình trong việc “tạo lập giá trị chung cùng cộng đồng” tại Việt Nam với chương trình Phát triển ngành sữa, Cô Gái Hà Lan khẳng định sẽ tiếp tục hướng đến việc đưa chất lượng và vệ sinh nguồn sữa tươi của nông dân Việt Nam lên hàng đầu khu vực Đông Nam Á, giúp nông dân nuôi bò sữa Việt Nam phát triển bền vững, mang lại những sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng, đồng thời kích hoạt và thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế địa phương, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới. Chương trình đang được trực tiếp thực hiện bởi hơn 70 kỹ sư, bác sĩ thú y và cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý trẻ đầy tài năng và nhiệt huyết của FrieslandCampina Việt Nam.

Cách tiếp cận tiên tiến

“Tạo Lập Giá Trị Chung” (Creating Shared Value) là cách tiếp cận mới trong chiến lược thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được giới thiệu bởi giáo sư Mark Kramer và giáo sư Michael Porter (đại học Harvard). Cách tiếp cận này không những giúp tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề của xã hội, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, mà đồng thời còn thúc đẩy sự tiến bộ của những điều kiện kinh tế xã hội, đem lại lợi ích cho cả cộng đồng và doanh nghiệp một cách bền vững.

Việc “tạo lập giá trị chung” có thể thực hiện ở 3 cấp độ: từ cách đơn giản nhất là đưa ra những sản phẩm đột phá theo hướng sử dụng hợp lý nhất nguồn lực tại chỗ, giảm suất tiêu hao môi trường, giảm chi phí trung gian, giảm giá thành; cho đến cấp độ cao hơn là  xác định lại và cùng nâng cao năng suất hiệu quả, giá trị sản xuất của từng thành phần tham gia trên tòan chuỗi tạo ra giá trị sản phẩm; hay mức độ cao nhất là kích hoạt và thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế của cả một địa phương.

Trong dịp đến trình bày tại Hà Nội cuối năm 2011, giáo sư Mark Kramer (ĐH Harvard - Mỹ) đã lấy  chương trình Phát triển ngành sữa (Dairy Development Program - DDP) do Cô Gái Hà Lan thực hiện tại Việt Nam như một điển hình để minh họa cho mức độ thứ 2 của việc “Tạo lập giá trị chung cùng cộng đồng”. Ông đánh giá rất cao chương trình và cho rằng hình mẫu tiên phong này nên được nhân rộng.

Kết quả từ những bước đi tiên phong

Với đội ngũ kỹ sư bác sĩ thú y, cán bộ kỹ thuật trẻ, chuyên nghiệp, nhiệt huyết và kiến thức kinh nghiệm được chuyển giao từ hơn 135 năm trong ngành chăn nuôi bò sữa tại Hà Lan, sau hơn 16 năm tích cực hỗ trợ nông dân, đầu tư trên 15 triệu USD, ngày nay, Cô Gái Hà Lan hiện đang có một nguồn nguyên liệu sữa hơn 60 ngàn tấn/năm, chất lượng cao và rất ổn định, được cung cấp bởi hệ thống trạng trại, nông hộ, do công ty chọn lọc, kiểm định, ký hợp đồng thu mua, huấn luyện, và kiểm tra giám sát.

Từ chỗ gần như không có nền kinh tế nông nghiệp bò sữa, đến nay, Bình Dương và các vùng lận cận Củ Chi, Long An, Thủ Đức, Sóc Trăng đã có hơn 3,100 hộ nông dân nuôi bò tham gia chương trình phát triển ngành sữa của Cô Gái Hà Lan. Đàn bò cung cấp sữa cho Cô Gái Hà Lan đã tăng liên tục từ 18.000 con (năm 2005) lên đến 27.950 con (năm 2011); Năng suất sữa bình quân của các hộ đã tăng liên tục, từ 11,4 kg/bò vắt sữa/ngày (2005) lên đến 13,2kg/bò vắt sữa/ngày (2011); mức lợi nhuận/chi phí đã tăng từ 2,9% - 9,9% (năm 2006) lên đến 22 - 28% tùy quy mô trang trại.

Tiên phong tạo lập giá trị chung từ việc đưa chất lượng nguồn sữa tươi của nông dân Việt Nam lên hàng đầu khu vực
 Một trang trại cung cấp sữa cho Cô Gái Hà Lan - Ảnh: Hồng Giang

Ông Lưu Văn Tân, phụ trách chương trình, cho biết: “Quan trọng hơn, chất lượng và vệ sinh nguồn sữa tươi của nông dân trong chuỗi cung ứng của FrieslandCampina tại Việt Nam đã được nâng cao vượt bậc và hiện đã vươn lên hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Chẳng hạn nhự chỉ tiêu Tổng tạp trùng trong sữa tươi nguyên liệu hiện đã đạt được mức dưới 300,000 cfu/ml. Việc áp dụng mô hình “Thực hành chăn nuôi bò sữa tốt” theo khuyến cáo của FAO (Good Dairy Farming Practices - GDFP), cùng Hệ thống kiểm soát và đảm bảo chất lượng sữa tươi được thiết lập dựa trên nền tảng ISO 22000, với những công cụ kiểm soát chặt chẽ, xuyên suốt trong chuỗi thu mua sữa (từ trang trại đến nhà máy) đã giúp nông dân ngày càng nâng cao khả năng tự kiểm soát và sản xuất ra sữa tươi an toàn, chất lượng cao.”

Hướng đến xây dựng nông thôn mới

Những họat động của chương trình Phát triển ngành sữa này đã được giáo sư Đại học Harvard Mark Krammer, cha đẻ của thuyết “Tạo lập giá trị chung” đánh giá như một ví dụ điển hình của việc tạo lập giá trị chung cùng cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại các vùng nông thôn, tạo ra công ăn việc làm, hỗ trợ người nông dân nâng cao thu nhập đồng thời cũng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ việc đảm bảo được nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, đạt chất lượng cao, điều kiện tiên quyết để có được các sản phẩm chất lượng cao phục vụ người tiêu dùng.

Tiên phong tạo lập giá trị chung từ việc đưa chất lượng nguồn sữa tươi của nông dân Việt Nam lên hàng đầu khu vực
Một trong những lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân nuôi bò sữa do Cô Gái Hà Lan thường xuyên tổ chức

Cô Gái Hà Lan đang tiếp tục triển khai chương trình với các mô hình hợp tác với chính quyền, người dân và đối tác tại nhiều địa phương để tiến hành các dự án phát triển vùng chăn nuôi bò sữa bền vững ở khu vực phía Bắc. Chương trình đang từng bước góp phần giúp nông dân “nâng cao trình độ sản xuất ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao” theo  tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa X. (Thanh Hằng)

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.