>> Toàn cảnh Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam
>> Tuần hành tại TP.HCM phản đối Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam
>> Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ra tuyên bố riêng về biển Đông
>> Tổng thư ký ASEAN: vụ việc ở biển Đông 'cực kỳ nghiêm trọng
>> Tổng thống Philippines kêu gọi ASEAN cùng đương đầu với mối nguy Trung Quốc
|
Ông Nhã nói: Đây là sự ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc và nó ảnh hưởng đến trật tự, hòa bình thế giới. Nếu cứ ỷ nước lớn muốn làm gì thì làm, xâm phạm khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 đã quy định rất rõ ràng, thử hỏi ai có lương tri trên thế giới mà chấp nhận được, chứ đừng nói người Việt Nam. Bởi luật pháp quốc tế mà Trung Quốc đã ký mà cố tình vi phạm thì trật tự, hòa bình thế giới làm sao có được.
Trong thế giới văn minh hiện nay không còn cảnh cá lớn nuốt cá bé nữa. Vì thế giới hiện đã có luật pháp quốc tế Liên Hiệp Quốc, cụ thể là Tòa án luật Biển xử lý. Trong khi đang tranh chấp, theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc và những nghị quyết của Liên Hiệp Quốc thì cấm sử dụng vũ lực. Thế mà vừa qua Trung Quốc huy động các tàu chiến đến đe dọa can thiệp. Việc ỷ nước lớn làm càn thì ngay nước nhỏ có truyền thống như Việt Nam, luôn coi chủ quyền lãnh thổ rất thiêng liêng, cần bảo vệ đến cùng.
* Có ý kiến nhận định hành động của Trung Quốc giống như đòn gió thăm dò thái độ của Việt Nam?
- Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Có thể Trung Quốc coi tình hình thế giới hiện nay là thời cơ thuận lợi để Trung Quốc muốn làm gì thì làm, thế giới ít quan tâm. Có thể Trung Quốc muốn nắn gân Việt Nam xem phản ứng của Việt Nam ra sao để có những hành động tiếp theo. Cũng có thể nội bộ Trung Quốc đang có những vấn đề khó khăn muốn đánh lạc hướng, làm nhẹ đi những khó khăn nội bộ.
|
* Ông có nói Việt Nam sẽ không cô đơn trong việc đối đầu với Trung Quốc ở biển Đông, nhất là việc Trung Quốc kéo giàn khoan như vừa rồi. Ông có thể lý giải cụ thể?
- Đúng, Việt Nam không hề cô đơn bởi lẽ cứ 4 chiếc tàu trên đại dương thì có 1 chiếc qua biển Đông. Như thế, rất nhiều nước, nhất là các nước lớn có quyền lợi ở biển Đông, không để cho Trung Quốc tác oai tác quái được. Trong khi ấy, bảo vệ luật pháp quốc tế là nhiệm vụ của các nước. Chính vì thế ta không sợ. Tôi còn cho là thời cơ tốt cho sự đoàn kết giữa nhà nước với nhân dân và với cả đồng bào ta ở ngoài nước. Cũng là dịp Việt Nam không phải là "sân sau" của Trung Quốc.
* Với việc kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đang sử dụng chiêu bài biến cái không tranh chấp thành tranh chấp để rồi buộc đối phương phải đàm phán. Chiêu bài này lộ rõ khi trong buổi họp báo ngày 8.5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đề cập đến việc đàm phán với Việt Nam. Ta nên đối phó như thế nào về chiêu bài này?
- Đúng, việc kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là Trung Quốc đang sử dụng chiêu bài biến cái không tranh chấp thành tranh chấp để hưởng lợi. Nhưng điều này sẽ khiến uy tín Trung Quốc suy giảm đối với người dân Việt Nam và thế giới.
Tôi đã có hơn 500 trang tư liệu chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa bằng tiếng Anh đã tạm đưa trên trang www.hannguyennguyennha.com. Tôi mong sẽ hoàn chỉnh trong vài tháng tới và đưa đến các thư viện trên thế giới, nhất là tại các trường đại học có ngành học, môn học Á châu.
Đình Quân
>> Yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam
>> Chùm ảnh mới nhất về hành động hung hăng của tàu Trung Quốc quanh giàn khoan HD-981
>> Ngư dân Quảng Trị: Giàn khoan khổng lồ hay quái vật khổng lồ gì cũng mặc
>> Vụ giàn khoan HD-981: Trung Quốc ngang ngược nói tàu Việt Nam tông tàu nước này 171 lần
>> Trung Quốc dùng giàn khoan HD-981 để cố ôm các tuyên bố chủ quyền phi lý
>> Đưa giàn khoan phi pháp vào biển Đông, Trung Quốc ngang ngược tố Việt Nam 'can thiệp
>> Điện đàm cấp cao về việc giàn khoan Trung Quốc
Bình luận (0)