Các doanh nghiệp Trung Quốc, được tạo điều kiện từ chính sách thuận lợi của chính phủ và mong muốn sở hữu tài sản nước ngoài, đang hăng hái thâu tóm công ty Mỹ. Dưới dây là 8 tài sản mà Trung Quốc mua ở Mỹ.
Công ty Trung Quốc đang tích cực thâu tóm doanh nghiệp ngoại, đặc biệt là doanh nghiệp Mỹ - Ảnh: Reuters |
Theo Bloomberg, từ đầu năm đến nay, giới doanh nghiệp Trung Quốc đã công bố các thương vụ thực hiện với phía doanh nghiệp Mỹ có tổng trị giá kỷ lục là 40,5 tỉ USD, gần gấp đôi tổng giá trị thương vụ thực hiện trong cả năm 2015. Dưới đây là danh sách các tài sản mà tiền từ Trung Quốc đã và đang đổ vào Mỹ để thâu tóm.
Khách sạn cao cấp
Danh mục đầu tư của Strategic Hotels & Resorts bao gồm các tài sản ở Austin bang Texas, Thung lũng Silicon bang California, bang Chicago và khách sạn Intercontinental Miami. Tập đoàn bảo hiểm Anbang Insurance của Đại lục đang chi khoảng 6,5 tỉ USD để mua nhóm khách sạn từ hãng Blackstone Group, chỉ ba tháng sau khi một công ty cổ phần tư nhân ở New York (Mỹ) mua lại nó.
Khách sạn W Hotel Hollywood ở Hollywood, bang California của hãng Starwood Hotels & Resorts Worldwide - Ảnh: Bloomberg
|
Anbang Insurance hiện cũng là bên mua chính của hãng Starwood Hotels & Resorts Worldwide sau 2 lần đưa ra lời đề nghị mua lại vượt mức giá mà hãng đối thủ Marriott International đưa ra. Starwood sở hữu nhiều bất động sản trị giá khoảng 4 tỉ USD. Mức giá chào mua Starwood mà Anbang đưa ra gần đây nhất là 14 tỉ USD.
Tủ lạnh, máy rửa chén và máy pha cà phê
Hãng General Electric đồng ý bán mảng kinh doanh thiết bị của họ cho công ty Haier Group của Trung Quốc với giá 5,4 tỉ USD hồi tháng 1, đắt hơn 2 tỉ USD so với mức giá mà Electrolux đồng ý trả cho mảng kinh doanh này của General Electric trước khi thương vụ không được Bộ Tư pháp Mỹ chấp thuận. Hãng Haier sắp tới sẽ cần sự chấp thuận từ phía Mỹ, Mexico, Canada và Colombia về việc chống độc quyền.
Đồ dùng nhà bếp do General Electric sản xuất - Ảnh: Bloomberg
|
Cần cẩu
Zoomlion Heavy Industry Science & Technology, hãng sản xuất máy móc công nghệ của Trung Quốc, đang theo đuổi thương vụ thâu tóm Westport, hãng sản xuất cần cẩu Terex. Sau khi Terex đồng ý sáp nhập với đối thủ cạnh tranh Phần Lan là Konecranes Oyj, Zoomlion đưa ra lời chào mua bất ngờ, tăng mức giá đề nghị lên đến 31 USD mỗi cổ phiếu.
Ảnh: Bloomberg
|
Hãng phim Hollywood
Nhà sản xuất bộ phim The Dark Knight (Hiệp sĩ bóng đêm) và Jurassic World (Công viên kỷ Jura) Legendary Entertainment vừa thuộc về người giàu nhất Trung Quốc cách đây không lâu. Tỉ phú Vương Kiện Lâm mua hãng phim với giá 3,5 tỉ USD và ông trở thành người Hoa đầu tiên kiểm soát một công ty điện ảnh Hollywood.
Poster phim The Dark Knight - Ảnh: AFP
|
Nhà phân phối phần mềm
Nhà phân phối máy tính, mạng và phần mềm Ingram Micro vừa được công ty con của hãng HNA Group của Trung Quốc thâu tóm hồi tháng 2. Ingram Micro sẽ tiếp tục hoạt động ở bang California và trở thành một phần của tập đoàn Đại lục từng mua lại hãng xử lý hành lý sân bay Thụy Sĩ Swissport International trong năm 2015.
Ảnh: Bloomberg
|
Ứng dụng hẹn hò đồng giới
Công ty game Beijing Kunlun Tech, đơn vị giới thiệu trò chơi Angry Birds đến người dùng Trung Quốc, đã mua cổ phần đa số của Grindr, ứng dụng mạng xã hội đồng tính lớn nhất thế giới. Chủ tịch Zhou Yahui của Beijing Kunlun Tech ra giá 93 triệu USD cho 60% cổ phần của hãng công nghệ New Grindr và hiện có kế hoạch hướng đến nhiều khoản đầu tư tiềm năng khác ở Mỹ.
Ba ứng dụng hẹn hò đồng giới Scruff, Hornet và Grindr - Ảnh: Bloomberg
|
Sàn giao dịch chứng khoán
Sàn Giao dịch Chứng khoán Chicago hồi tháng 2 cho hay hãng đầu tư Trung Quốc là Trùng Khánh Casin Enterprise Group đã đồng ý mua sàn. Sàn giao dịch 134 tuổi này chỉ xử lý khoảng 0,5% hoạt động giao dịch chứng khoán của Mỹ, nhưng thỏa thuận trên nếu được phê duyệt sẽ trở thành thương vụ thâu tóm sàn chứng khoán Mỹ đầu tiên của một doanh nghiệp Trung Quốc.
Thành phố Chicago - Ảnh: Reuters
|
Bình luận (0)