Đó là nỗi lo chính đáng, xuất phát từ tình cảm đặc biệt của họ với những viên ngọc thuộc diện hiếm có khó tìm của bóng đá nước nhà. Ở tuổi 20-21, cầu thủ trẻ rất cần ra sân mỗi tuần để hoàn thiện bản thân cũng như trau dồi kinh nghiệm.
Thực tế, bộ ba Xuân Trường - Công Phượng - Tuấn Anh đều đang rất nỗ lực tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Tâm trí và giấc mơ của họ là ở lại và bay xa hơn, chứ không phải sớm trở về. Và quan trọng là, họ có niềm tin đang làm điều đúng đắn cho tương lai của chính mình.
Đầu tiên, bộ ba “cô con gái” được gả xa nhà của bầu Đức không phải không có cơ hội ra sân. Mỗi tuần, sau các trận đấu chính thức của đội 1 họ vẫn có những trận đá “match” rất nghiêm túc.
tin liên quan
Tuấn Anh chờ ra mắt ở Cúp Nhật Hoàng 2016Những ngày này, tiền vệ Tuấn Anh đang tích cực tập luyện để chờ đợi ngày ra mắt CLB Yokohama FC ở Emperor Cup (Cúp Nhật Hoàng) 2016 vào cuối tháng 8.
Đó là trận đấu của những cầu thủ trẻ hoặc cầu thủ lớn tuổi chưa chiếm được vị trí. Họ sẽ bằng mọi cách thể hiện dưới sự theo dõi của ban huấn luyện. Đừng nói cầu thủ đến từ Việt Nam, ở độ tuổi 20-21, rất ít cầu thủ Nhật có cơ hội ra sân bởi sự cạnh tranh rất khốc liệt.
Bởi vậy, khi đối thủ của họ - dù là những đội bóng trường đại học hoặc các đội hạng dưới - cũng có động lực riêng thì tính chất căng thẳng vẫn khá cao.
Đừng xem thường những đội bóng này bởi theo phản hồi của Tuấn Anh, những đội này là yếu tại Nhật Bản nhưng nếu đem so với Việt Nam thì lại "không phải dạng vừa".
|
Những ai có kiến thức về bóng đá Nhật đều chung nhận thức một đội bóng tại J-League 2 dư sức để khiến cho tuyển Việt Nam xất bất, xang bang chứ đừng nói là một CLB V-League.
J-League 2 đã vậy. Mỗi trận đấu tại đội hình B của Xuân Trường ở Incheon United đều đáng giá để anh học hỏi khi đối thủ còn mạnh hơn những “quân xanh” mà Công Phượng, Tuấn Anh đấu mỗi cuối tuần.
Quay trở lại Tuấn Anh, thực sự tiền vệ này không hề dễ dàng khi sang Nhật. So với 2 người bạn, “Nhô” thuộc diện khép kín nên hòa nhập chậm hơn.
|
Tuấn Anh hiểu điều này và đã rất nỗ lực cởi mở bản thân hòa vào môi trường mới. Cách dễ nhất là nỗ lực tập luyện. Không chỉ ở các buổi tập trên sân với đội 1 mà còn lao vào phòng tập để cải thiện cơ bắp, sức mạnh và sức bền.
Thiệt thòi của Tuấn Anh ở chỗ anh anh sụt cân sau khi lãnh nguyên cái chỏ của một cầu thủ Iraq khi khoác áo tuyển quốc gia. Rất may, vài cái răng lung lay của “Nhô” sau đó đã được xử ở đợt tập trung tuyển Việt Nam sau đó, giúp anh không còn gặp khó khi ăn nữa.
Nỗi lo duy nhất của Tuấn Anh lúc này là anh tập rất nhiều, cảm thấy mình đã khỏe hơn trước, ăn cũng nhiều nhưng mãi chẳng… lên được cân nào.
|
Thông số của anh thường xuyên là 62-63kg khiến tiền vệ người Thái Bình khá “phiền não”. Mặc dù vậy, chàng trai hiền lành nhưng rắn rỏi này vẫn không chút lơi là tập luyện và cả cải thiện số lượng thức ăn.
Nỗ lực bắt kịp các đồng đội đó, tin rằng cũng là một phần nguyên nhân khiến Tuấn Anh phải nghỉ tập một thời gian vì đau lưng.
“Tôi thường xuyên sống trong áp lực và cũng quen rồi nên không còn cảm thấy sức ép nhiều nữa. Điều quan trọng là lao động chăm chỉ. Rồi mình sẽ nhận được thành quả xứng đáng.
Tôi chưa ra sân tại Yokohama nhưng tập luyện cùng các đồng đội tại đây, tôi hiểu là mình cần thêm thời gian. Tôi biết người hâm mộ ở nhà rất sốt ruột. Tôi cũng vậy. Nhưng không thể “mơ” nhảy cóc được”, tiền vệ Tuấn Anh chia sẻ.
Bạn Việt, đồ ăn Việt
“Tại Nhật Bản, một tuần tôi có 2 ngày ăn ở nhà. Còn bình thường thì tôi ăn ở đội luôn cho tiện. Đồ ăn Nhật khá ngon, nhưng nếu ăn riết cũng chán.
Rất may là tôi vẫn thường xuyên thưởng thức đồ ăn Việt Nam. Mỗi cuối tuần lại đi loanh quanh chơi với mấy anh bạn người Việt bên này nên cũng đỡ buồn.
Có đợt tôi và Phượng rảnh rỗi, 2 anh em rủ nhau lên Tokyo chơi vài ngày. Tại đó chúng tôi có thể ăn đồ Việt Nam. Rất thích!“, tiền vệ Tuấn Anh chia sẻ.
|
Bình luận (0)