Tiếng Anh thương mại: Ngôn ngữ thời hội nhập

11/10/2013 09:23 GMT+7

Lựa chọn một chuyên ngành cho bậc học tiếp theo là việc hệ trọng, bởi nó góp phần định hướng nghề nghiệp tương lai của mỗi học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THPT. HS sẽ gặt hái được nhiều thành công nếu chọn được chuyên ngành ở bậc đại học phù hợp với sở thích và sở trường của mình.

Tiếng Anh thương mại: Ngôn ngữ thời hội nhập

SV ngành tiếng Anh thương mại (Trường ĐH Cửu Long) thực tập tại phòng Lab

Tiếng Anh thương mại: Ngôn ngữ thời hội nhập

SV ngành tiếng Anh thương mại (Trường ĐH Cửu Long) giao lưu với người nước ngoài trong chuyến đi thực tế

Hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang dần tiến lại gần nhau và nhu cầu liên kết với các công ty nước ngoài của Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng thì HS có thể chọn học ngành Ngôn ngữ Anh (tiếng Anh thương mại quốc tế) để có việc làm tốt sau này.

Làm việc gì sau khi học tiếng Anh thương mại?

Học tiếng Anh thương mại ra làm gì, làm ở đâu?... là câu hỏi của rất nhiều HS có nguyện vọng vào đại học ngành Anh văn thương mại. Các thông tin dưới đây sẽ giúp HS hình dung về công việc sau khi học ngành tiếng Anh thương mại.

Sinh viên (SV) tốt nghiệp ngành tiếng Anh thương mại có khả năng đảm nhận tốt các công việc: phiên dịch - biên dịch, quan hệ quốc tế và đối ngoại tại các doanh nghiệp, cơ quan truyền thông, tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế. Bên cạnh đó, nhờ được trang bị những kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, SV ra trường sẽ có cơ hội làm việc tại phòng chức năng của các tổ chức, công ty nước ngoài hay liên doanh với nước ngoài; các tổ chức, cơ quan có sử dụng tiếng Anh trong giao dịch, kinh doanh như: bán hàng, dịch vụ khách hàng, xuất nhập khẩu, marketing…

Cơ hội đứng trước giảng đường

Nếu được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ sư phạm, sau khi tốt nghiệp ngành Anh văn thương mại, SV có thể đảm nhận công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh chuyên ngành tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp… Như vậy, với  ngành tiếng Anh thương mại, cơ hội việc làm luôn rộng mở đối với những SV có kiến thức, có kỹ năng và niềm đam mê.

Những kỹ năng cần thiết

Tuy nhiên, dù lựa chọn chuyên ngành nào thì những kiến thức nền tảng SV tiếp thu được ở giảng đường đại học chỉ mới là điều kiện cần khi bắt đầu hành trình tìm việc. Điều quan trọng là SV cần biết bản thân phù hợp nhất với công việc nào, từ đó bổ sung thêm kiến thức liên quan và kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, khả năng phân tích, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm… thông qua các khóa học và tham khảo tài liệu. Một khi đã xác định được công việc yêu thích, phù hợp với bản thân thì khả năng thành công trong nghề nghiệp và cơ hội học lên bậc cao hơn sẽ trở nên dễ dàng.

Quang Thái
(Giảng viên Trường ĐH Cửu Long)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG

Quốc lộ 1A, xã Phú Quới, H.Long Hồ, Vĩnh Long
ĐT: 0703 821.655 - 831.155
www.mku.edu.vn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.