Những tài liệu, hiện vật bao gồm thư từ trao đổi với các nhà khoa học, những công trình nghiên cứu, toàn bộ sách, tư liệu tham khảo, sổ ghi chép trong quá trình đi điền dã và dự các hội thảo của nhà khoa học - GS-TS Bùi Khánh Thế, nguyên giảng viên ngôn ngữ học ĐH Tổng hợp Hà Nội, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM.
Nhờ được làm việc với những học giả hàng đầu như Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Hoàng Xuân Nhị, Nguyễn Tài Cẩn…, ông đã tự học thành tài.
Không chỉ say mê công việc giảng dạy, ông còn tham gia dịch hai cuốn sách nổi tiếng Lịch sử văn học Xô viết (1961) và Các loại hình nghệ thuật (1963). GS-TS Bùi Khánh Thế còn biên soạn một số cuốn sách lớn: Nhập môn ngôn ngữ học, Từ điển Chăm - Việt, Mấy vấn đề về tiếng Việt hiện đại, Học tập di sản ngôn ngữ Hồ Chí Minh, Tiếng Việt - tiếng nói thống nhất của dân tộc VN… cùng các nghiên cứu về tiếng Chăm, tiếng M’Nông rất có giá trị.
Ông quan tâm nhiều đến ngôn ngữ tiếp xúc, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số VN và cũng là người đặt viên gạch đầu tiên thành lập Khoa Đông phương học tại Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM năm 1994.
Bình luận (0)