|
Theo đó, 8 em nhỏ được chuyển về Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ em tàn tật có trụ sở tại xã Thụy An (H.Ba Vì), còn 4 người già được chuyển đến Trung tâm bảo trợ xã hội số 3 có trụ sở tại P.Tây Mỗ (Q.Nam Từ Liêm). Đây là lần thứ 2 Sở LĐ-TB-XH chuyển các em nhỏ và người già được nuôi dưỡng ra khỏi chùa Bồ Đề, sau các sự cố xảy ra tại chùa này vừa qua.
Theo ông Đỗ Đức Hồng, Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ em tàn tật, ngay sau khi tiếp nhận các em nhỏ, trung tâm sẽ ra thông báo tìm người thân. Sau 30 ngày mà không có gia đình, người thân tới nhận, các em nhỏ sẽ được trung tâm làm giấy khai sinh tại xã Thụy An, cũng như các thủ tục giấy tờ khác liên quan tới quyền lợi.
Liên quan tới 2 đợt chuyển trẻ nhỏ và người già khỏi chùa Bồ Đề, trước đó (ngày 4.8), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Công an TP Hà Nội) đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Thị Thanh Trang (36 tuổi), là quản lí khu nhà mở (trông nom trẻ) chùa Bồ Đề và Phạm Thị Nguyệt (35 tuổi, quê quán xã Khánh Hòa, H.Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình), về hành vi “Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em” theo Điều 120 Bộ luật Hình sự.
Tại trụ sở công an, Trang khai nhận đã bán cháu Cù Nguyên Công là trẻ được chùa Bồ Đề nhận nuôi dưỡng, với giá 35 triệu đồng cho Nguyệt. Tới ngày 12.8, Trang và Nguyệt bị khởi tố, tạm giam 4 tháng. Không lâu sau đó cơ quan chức năng của TP Hà Nội đã thành lập 4 đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra tình hình nuôi dưỡng trẻ em cùng các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề. Đoàn thanh tra kết luận điều kiện để nuôi dưỡng các em nhỏ, người già… như kể trên tại các khu nuôi dưỡng trong chùa Bồ Đề không đảm bảo.
Hà An - Nam Anh
>> Tiếp tục chuyển trẻ khỏi chùa Bồ Đề
>> Chuyển 32 trẻ em và người già ra khỏi chùa Bồ Đề
>> Thành ủy Hà Nội yêu cầu điều tra tiếp vụ mua bán trẻ em chùa Bồ Đề
>> Chuyển trẻ em và người già ra khỏi chùa Bồ Đề
>> Công bố kết quả thanh tra chùa Bồ Đề
>> Chưa thể kết luận được 11 trẻ trong chùa Bồ Đề 'mất tích' hay không
Bình luận (0)