“Nên” hay “không nên” nặn mụn?
Những khi bị mụn, lời khuyên mà chúng ta thường gặp nhất là không nên tác động lên nốt mụn như sờ, bóp hay nặn.Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những nốt mụn còn “non trẻ” thôi. Còn đối với những nốt mụn đã “chín” và trồi vượt lên bề mặt, bạn cần nặn chúng để lấy hết nhân mụn tồn đọng trong da. Vì nếu để nhân mụn chín quá sâu trên da, thì e rằng nốt mụn của bạn sẽ càng lâu khỏi hơn đấy.
Thế nhưng, việc nặn mụn không hẳn đơn giản như bạn nghĩ hay thường thực hiện bấy lâu nay đâu. Chúng đều có quy trình riêng biệt, để đảm bảo an toàn và không gây hậu quả nghiêm trọng sau khi nặn mụn. Nếu không tình trạng viêm nhiễm dạng rộng trên da, phát tán vi khuẩn và làm mụn mọc lan ra nhiều nơi hơn là có thể xảy ra.
Chính vì vậy, để sở hữu làn da khỏe đẹp sạch mụn mà vẫn đảm bảo an toàn, không gây viêm nhiễm. Bạn nên tham khảo 7 bước nặn mụn “đúng chuẩn” dưới đây nhé.
Bước 1: Lựa chọn thời điểm “chuẩn xác” để nặn mụn
Thời điểm nặn mụn tốt nhất mà bạn nên thực hiện là vào buổi tối trước khi đi ngủ, bởi lúc này làn da của bạn sẽ có khoảng thời gian đủ dài để nghỉ ngơi và hồi phục.
Bước 2: Làm sạch mặt
Trước khi thực hiện các bước tiếp theo trong 7 bước nặn mụn, bạn cần làm sạch qua da mặt của mình để loại bỏ các lớp bụi bẩn bám trên da. Đầu tiên, bạn dùng nước tẩy trang để lau sạch mặt sau đó rửa mặt với sữa rửa mặt phù hợp với da. Trong lúc rửa mặt, bạn đừng quên massage nhẹ nhàng cho da nhé.
Tiếp đến, bạn sử dụng một chiếc khăn mềm nhúng vào nước ấm và thoa lên vùng da bị mụn khoảng 2 phút để làm mềm da.
Bước 3: Khử trùng dụng cụ nặn mụn
Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi nặn mụn là giữ vệ sinh sạch sẽ bàn tay và dụng cụ nặn mụn, để tránh nhiễm trùng trong quá trình thực hiện. Riêng đối với dụng cụ nặn mụn, bạn nên hơ nóng qua lửa rồi bôi một lớp cồn sau khi dụng cụ nguội để sát trùng hoặc sử dụng nước tẩy rửa trước khi dùng
Và sau mỗi lần sử dụng, bạn nên giữ gìn và vệ sinh thật kỹ càng sau đó cất giữ ở một nơi sạch sẽ, khô ráo.
Bước 4: Bấm mụn
Bạn dùng dụng cụ bấm mụn tạo một khoảng trống nhỏ ngay vị trí mụn bạn cần lấy nhân, để nhân mụn ở sâu bên trong có thể thoát ra một cách dễ dàng.
Bước 5: Dùng ngón tay/cây nặn mụn để nặn
Có hai cách để bạn lựa chọn thực hiện quá trình nặn mụn: Nếu dùng tay thì bạn dùng lực của các ngón tay để nặn vào khu vực quanh các nốt mụn, sao cho lực dồn tập trung vào chân mụn để ngồi mụn được đẩy ra bên ngoài. Rồi dùng băng gạc để thấm hết toàn bộ vết nước mà mụn đã toát ra.
Còn nếu bạn sử dụng cây nặn mụn thì hãy ấn nhẹ nhàng nó theo chiều ngược lỗ chân lông. Bạn chỉ nên nặn mụn khi chúng đã già và cần phải xử lý hết máu hay nước vàng bên trong các nốt mụn thôi nhé.
Bước 6: Vệ sinh da sạch sau nặn mụn
Sau khi nặn mụn xong, bạn rửa mặt thật sạch với sữa rửa mặt thường sử dụng. Nếu được hãy dành chút thời gian để đắp mặt nạ cho da, giúp cấp ẩm, làm sạch và diệt khuẩn hiệu quả cho làn da.
Bước 7: Bôi thuốc trị mụn quanh vùng vừa nặn
Hẳn là sau khi nặn mụn, lỗ chân lông trên bề mặt da sẽ to ra đến không ngờ. Để se khít lỗ chân lông hiệu quả, đảm bảo cho bề mặt về sau sẽ trơn mịn và không để lại vết thâm bạn có thể sử dụng nước hoa hồng, đá lạnh hoặc các loại kem trị mụn nhé.
|
Nhắc đến Murad, hẳn là các chị em đã từng sử dụng sẽ không bỏ qua “em út” gel giảm mụn Murad Rapid Relief Acne Spot Treatment lành tính. Với khả năng “siêu đặc biệt” là làm xẹp mụn bọc, giảm đỏ, không còn viêm sưng và ngăn ngừa tái phát.
Với các thành phần chính hoàn toàn được chiết xuất từ thiên nhiên, an toàn cho da “em út” Murad Rapid Relief Acne Spot Treatment hẳn sẽ làm “khuynh đảo” các chị em phụ nữ đang tìm kiếm giải pháp giảm mụn hiệu quả.
Hy vọng với 7 bước nặn mụn đúng cách an toàn, mà chúng mình mách cho các chị em, sẽ giúp các chị em sớm sở hữu làn da khỏe đẹp, sạch mụn nhé.
Chúc bạn xinh đẹp!
Bình luận (0)