Lý do nằm ở một nghịch lý rất đặc biệt. Họ coi nhau là đối tác chiến lược và có nhiều lợi ích chung về chính trị an ninh. Về phương diện này, họ đồng hành với nhau từ lâu, tung hứng ăn ý, tiền hô hậu ủng hài hòa. Chẳng hạn như cách nhìn nhận về sự trỗi dậy của Trung Quốc, về an ninh khu vực hay sự cần thiết phải tăng cường hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương. Họ đâu có khác biệt nhau cơ bản trong chủ ý củng cố đồng minh, tranh thủ đối tác và chơi con bài đối trọng ở khu vực.
Vậy mà chỉ một vài lợi ích riêng lại khiến quan hệ đối tác chiến lược này chưa thể phát huy hết tác dụng. Dự án hợp tác về hạt nhân phục vụ mục đích dân sự không triển khai thực hiện được do bất đồng về tiêu chuẩn an toàn hạt nhân. Mỹ gần như vẫn phân biệt đối xử với công dân Ấn Độ trong chuyện cấp thị thực nhập cảnh. Cả hai vấn đề đều liên quan đến khía cạnh pháp luật mà hiện Quốc hội Mỹ đang phân bè chia phái về chuyện ngân sách còn Quốc hội Ấn Độ lại sắp mãn nhiệm.
Thảo Nguyên
>> Mỹ - Ấn hợp tác phát triển lá chắn tên lửa
>> Đối thoại chiến lược Mỹ - Ấn Độ
>> Sắp có cuộc họp tay ba Mỹ - Ấn - Nhật
>> Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: An ninh châu Á là tương lai của nước Mỹ
>> Úc muốn liên minh với Mỹ, Ấn
Bình luận (0)