Theo Reuters, tin tặc đã tấn công những cơ quan trên trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến 12.2018. Chúng nhắm vào nhân viên trực thuộc Hội đồng Đối ngoại Đức, các văn phòng của Viện Aspen và Quỹ Marshall của Đức.
tin liên quan
Tin tặc Nga nhanh hơn Triều Tiên gấp 8 lầnViện Aspen ở Đức chia sẻ rằng các cuộc tấn công vào họ gần đây nhất đã không thành công, nhưng họ đang thực hiện các biện pháp để đảm bảo nhân viên được đào tạo để phòng tránh những nguy cơ tiếp theo từ tin tặc.
Quỹ Marshall của Đức cũng cho biết hệ thống của họ không bị xâm phạm, và sẽ tiếp tục hợp tác với Microsoft cũng như những đơn vị khác để xác định và giảm thiểu mọi thách thức bảo mật. Hội đồng Đối ngoại Đức chưa đưa ra bất cứ bình luận nào.
Sau khi thông báo vụ việc trên website của mình, Microsoft cũng gợi ý việc cung cấp dịch vụ bảo mật AccountGuard cho nhiều quốc gia để tăng cường yếu tố bảo mật. Họ còn nói đa số các cuộc tấn công đến từ một nhóm tin tặc tên Strontium.
Strontium, một trong những nhóm gián điệp mạng lâu đời nhất thế giới, còn được gọi là APT 28, Fancy Bear, Sofancy và Pawn Storm. Công ty bảo mật CrowdStrike nghi ngờ nhóm này có thể liên kết với cơ quan tình báo quân sự GRU của Nga.
Cơ quan Bảo mật mạng liên bang của Đức xác nhận Strontium đã tấn công hàng loạt tổ chức ở Đức và trên thế giới trong nhiều năm qua, nhưng họ vẫn chưa thấy dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây.
Bầu cử Nghị viện châu Âu là một sự kiện chính trị lớn tại “lục địa già” nên hiển nhiên các cơ quan và tổ chức liên quan hoặc có ảnh hưởng lớn đến quá trình bầu cử sẽ trở thành mục tiêu của tội phạm mạng.
Bình luận (0)