Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (11.1) tiếp tục phản ảnh thi hộ, hỗ trợ học trực tuyến với những cách thức “chuyên nghiệp hóa” dịch vụ này.
Sinh viên một trường ĐH tại TP.HCM học thực hành tại trường trong tháng 11.2021 |
đ.n.t |
Nhiều kịch bản khác nhau
Mặc dù TP.HCM đã trở thành vùng xanh tuy nhiên do đang gần Tết Nguyên đán đồng thời để đảm bảo an toàn cao nhất nên hầu hết các trường ĐH đều dự kiến cho sinh viên trở lại trường học trực tiếp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, từ ngày 14.2 với nhiều kịch bản khác nhau, kể cả trong tình huống xuất hiện ca F0.
Chẳng hạn Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) bố trí người học đến trường theo các mốc thời gian khác nhau nhằm giảm lưu lượng người tập trung tại trường trong cùng một thời điểm. Chẳng hạn sinh viên năm nhất dự kiến học tập trung bắt đầu từ 7.2 tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trong 4 tuần trước khi tới trường học các môn văn hoá. Cùng thời gian này, sinh viên năm cuối sẽ đến trường học tập trung, 2 tuần sau đó là sinh viên năm thứ 3, 4…
Kế hoạch sinh viên học tập trung và kịch bản xử lý nếu có F0 ra sao sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (11.1).
Xây dựng “thương hiệu” dịch vụ thi hộ
Các tài khoản chuyên học hộ, thi hộ |
ảnh chụp màn hình |
Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ thi hộ, làm bài giúp trực tuyến, khi đã có lượng khách hàng đông đảo và cố định, các nhóm này còn đi đến xây dựng thương hiệu cá nhân chuyên thi hộ bằng tài khoản chính chủ trên mạng xã hội. Họ miêu tả cụ thể những dịch vụ nhận “hỗ trợ” và liên tục chia sẻ các phản hồi tích cực của khách hàng trên trang cá nhân của mình.
Những hội nhóm này hoạt động thế nào? Hình thành các nhóm làm thuê ra sao? Kêu gọi thêm các thành viên tham gia theo phương thức nào?... Theo dõi tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai, bạn đọc sẽ có được những thông tin mới mẻ xung quanh hiện tượng này.
Bình luận (0)