Qua tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (1.10) còn nêu những khó khăn của lãnh đạo các trường phổ thông trong việc tổ chức giảng dạy môn tích hợp.
Học sinh lớp 6 theo học chương trình Giáo dục phổ thông 2018 |
đào ngọc thạch |
Một giáo viên dạy môn lịch sử ở cấp THCS tại Hà Nội chia sẻ: "Tôi đọc thông tin thấy nói tiến tới một giáo viên sẽ dạy hết các phân môn trong môn tích hợp. Ở môn lịch sử - địa lý của tôi, nếu phải dạy cả phân môn địa lý có lẽ tôi sẽ xin nghỉ việc hoặc chuyển sang trường khác. Không phải tôi ngại khó, ngại khổ đâu mà vì thấy nếu bắt giáo viên được đào tạo môn sử phải dạy cả địa thì coi nhẹ chất lượng giáo dục và học sinh quá. Đào tạo ở trường sư phạm 4 - 5 năm mà giờ lại nói bồi dưỡng 3 - 4 tháng là có thể dạy được thêm một môn học là không khả thi và giáo viên sẽ căng thẳng, thiếu tự tin trước học trò”.
Đây là nỗi lòng của nhiều giáo viên được đào tạo dạy đơn môn nay phải chuyển sang dạy tích hợp.
Trong khi đó hiệu phó phụ trách chuyên môn của trường THCS Hà Nội cũng cho biết những nỗi khổ không có giáo viên để dạy các môn tích hợp với lớp 6, lớp 7.
Bên cạnh đó, các giáo viên còn phải làm nhiều việc khác ngoài giờ dạy như chấm bài, chữa bài, soạn giáo án, làm đủ loại hồ sơ sổ sách… chiếm rất nhiều thời gian, công sức.
Thêm nhiều câu chuyện về những áp lực mà giáo viên phải đối diện và những kiến nghị giảm áp lực cho giáo viên sẽ tiếp tục được nêu trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (1.10).
Bình luận (0)