Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (14.7) còn ghi nhận những ý kiến, đánh giá và lý giải về sự căng thẳng của kỳ thi tốt nghiệp THPT; Câu chuyện về việc làm sao để “giữ chân” nhân tài một cách bền vững.
Ngoại trừ môn văn, các môn còn lại của kỳ thi tốt nghiệp THPT đều bằng hình thức trắc nghiệm |
đ.n.t |
Hiếm trường hợp phải bị điểm “liệt”
Theo quy chế xét công nhận tốt nghiệp THPT, bài thi phải đạt điểm trên 1, nếu nhỏ hơn hoặc bằng 1 thì coi là điểm "liệt". Tuy nhiên với cách ra đề hiện nay các thí sinh vẫn dễ dàng đánh “lụi” để vượt qua điểm “liệt”.
Nhằm tránh trường hợp thí sinh đánh "lụi" hết các đáp án chỉ một phương án A hoặc B, C, D để lấy trọn 2,5 điểm trên tổng số 10 điểm của một bài thi, Bộ GD-ĐT không để thang điểm các đáp án ngang nhau mà để lệch thang điểm, trong đó có nhiều mã đề chỉ có đúng 5 câu nếu thí sinh chỉ chọn một phương án.
Vậy sao vẫn có nhiều thí sinh khoanh bừa, không hề đọc đề thi dù chỉ một chữ, dẫu biết rằng nếu có đánh "lụi" thì điểm bài thi cũng chỉ dao động cao, thấp ở điểm 2?
Bài phân tích của một giáo viên trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (14.7) sẽ chỉ rõ kẽ hở này với mong muốn Bộ GD-ĐT điều chỉnh cách ra đề thi tốt nghiệp THPT.
Vì sao kỳ thi tốt nghiệp THPT căng thẳng?
Hầu hết thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT nhằm mục đích cuối cùng là xét tuyển vào ĐH |
độc lập |
Dù theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT trong những năm gần đây kỳ thi tốt nghiệp THPT để lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT nhưng trên thực tế vẫn diễn ra hết sức căng thẳng.
Theo lãnh đạo một số địa phương, dù Bộ GD-ĐT xác định mục tiêu chính của kỳ thi tốt nghiệp THPT là xét tốt nghiệp, nhưng vì kết quả được sử dụng xét tuyển ĐH nên vẫn rất áp lực. Những trường ĐH có tính cạnh tranh cao hàng đầu của cả nước đều dùng kết quả kỳ thi để xét tuyển.
Bài phân tích sâu về vấn đề này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (14.7). Ngoài ra, cũng trong mục này còn có những dẫn chứng, kiến nghị về việc thu hút nhân tài.
Bình luận (0)