Tin tức giáo dục đặc biệt 18.11: Những điều nhà giáo muốn 'cởi trói'

17/11/2021 22:36 GMT+7

Giáo viên đang gồng gánh quá nhiều áp lực, đặc biệt trong hoàn cảnh vừa theo chương trình đổi mới giáo dục vừa dạy học trực tuyến là nội dung quan trọng trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (18.11).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (18.11) còn có những câu chuyện về nỗ lực của giáo viên giúp học sinh vượt qua khó khăn trong dạy học trực tuyến; Tâm sự của học sinh, giáo viên trước ngày Nhà giáo Việt Nam rất đặc biệt năm nay.

Dạy học trực tuyến trong bối cảnh dịch Covid-19 căng thẳng cũng góp phần tăng áp lực cho giáo viên

đ.n.t

Nhiều áp lực với nhà giáo

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cho rằng “gồng gánh” quá nhiều áp lực là tâm tư nhà giáo hiện nay, trong đó có áp lực từ yêu cầu của đổi mới giáo dục và nhiều loại “chuẩn” đang đặt ra cho nhà giáo.

Thực tế hiện nay nhiều giáo viên cảm thấy rất áp lực vì liên tục phải tham gia các lớp tập huấn, thực hiện chương trình tự học, tự bồi dưỡng, lại còn thêm gánh nặng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Vì thế nhà giáo cần được "cởi trói" để không phải quá tải giờ dạy hoặc dạy trái môn do thiếu giáo viên hay phải minh chứng năng lực giảng dạy của mình không phải bằng chất lượng học sinh mà bằng một loạt hồ sơ sổ sách, chứng chỉ.

Bài phản ảnh trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ nêu lên những mong muốn của giáo viên, áp lực nhà giáo đang gánh trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, đó còn là câu chuyện về việc thiếu- thừa giáo viên.

Mong một ngày vui thầy trò gặp lại nhau

Đã lâu rồi thầy trò không có những buổi học vui nhộn như thế này

nvcc

Một học kỳ sắp trôi qua nhưng giáo viên và học sinh vẫn chưa được gặp mặt nhau trong những buổi học trực tiếp.

Thầy cô nhớ học trò thân yêu quay quắt. Một giáo viên tâm sự: “Tôi nhớ những buổi sáng, tới trường thật sớm ngồi uống cà phê với các đồng nghiệp rồi bắt đầu một giờ giảng. Tôi nhớ những cô cậu học trò cứ hay trêu chọc người ‘cha’ của mình. Nhớ những ngày sinh nhật tôi, chúng mua bánh kem rồi đọc lời chúc. Nhớ cả những ngày 20.11 mà thầy trò được dự lễ kỷ niệm ở trường”.

Có thầy giáo trẻ nghẹn ngào: “Sâu thẳm, chúng tôi mong dịch bệnh đi qua, để tất cả chúng tôi được quay trở về ngôi trường yêu dấu của mình, cùng các học trò. Hẹn các em học sinh, rồi một ngày vui, chúng ta gặp lại nhau”…

Nhiều tâm tư đầy cảm xúc như thế bên cạnh câu chuyện một giáo viên ứng dụng công nghệ, “chuyển đổi số” trong dạy môn sử giúp học sinh thích thú với môn học sẽ tiếp tục có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (18.11).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.