Tin tức giáo dục đặc biệt 19.5: Học sử qua môn khác, được không?

18/05/2022 22:54 GMT+7

Học sinh vẫn được giáo dục về những vấn đề quan trọng của lịch sử mà không xem sử như môn bắt buộc là một giải pháp được đưa ra trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (19.5).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (19.5) nêu những trăn trở về giáo dục qua câu chuyện chất lượng sách giáo khoa; Lời khuyên cho những học sinh không may bị quấy rối tình dục.

Học sinh tham gia hoạt động ngày Giỗ tổ Hùng Vương

đào ngọc thạch

Lồng ghép, tích hợp

Ở cấp THPT, học sinh nhiều nước trên thế giới đã giảm số môn học bắt buộc, tăng số môn học tự chọn theo thiên hướng, nghề nghiệp của mình. Vì vậy, chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của Việt Nam xác định 2 giai đoạn giáo dục cơ bản, từ lớp 1 đến lớp 9 và định hướng nghề nghiệp, từ lớp 10 đến lớp 12, phù hợp với đường lối chính sách phát triển giáo dục-đào tạo của Đảng, Nhà nước; phù hợp với khoa học giáo dục hiện đại và thông lệ quốc tế.

Nếu lịch sử cấp THPT trở thành môn bắt buộc thì có thể phá vỡ mục tiêu định hướng nghề nghiệp ở cấp THPT. Vậy giải pháp nào cho vấn đề vừa đảm bảo coi trọng giáo dục lịch sử cho học sinh nhưng không phá vỡ mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018?

Có ý kiến đề xuất cần bổ sung thêm 2 chuyên đề lịch sử quan trọng vào môn giáo dục quốc phòng an ninh để tất cả học sinh đều được học.

Hai chuyên đề này là gì? Lồng ghép như thế nào?... Thông tin sẽ được chuyên gia phân tích trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (19.5).

Những câu chuyện ám ảnh học trò

Những nạn nhân của quấy rối tình dục sẽ chịu hậu quả rất nặng nề

shutterstock

Cô Võ Thu Vân, Trưởng ban Tư vấn học đường, Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM), cho biết có không ít học sinh đã thổ lộ với cô chuyện mình từng bị quấy rối tình dục nhưng mãi đến giờ mới dám kể ra và dặn cô phải giữ bí mật tuyệt đối. "Các em thật tội nghiệp vì phải chịu đựng nỗi đau một mình. Sẽ càng đau đớn hơn nếu người xâm hại các em lại chính là người thầy của mình, hay người thân quen mà mình kính trọng", cô Vân chia sẻ.

Thời gian gần đây những câu chuyện đau lòng học sinh bị quấy rối tình dục khiến chúng ta trăn trở. Hầu hết học sinh khi rơi vào tình huống này đều im lặng chịu đựng.

Làm thế nào để giúp đỡ học sinh mạnh mẽ, quyết liệt trước cái xấu? Cách nào giúp người trẻ bảo vệ chính mình?...

Những lời khuyên này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (19.5).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.