Tin tức giáo dục đặc biệt 22.9: Để tuyển sinh đại học không còn rối rắm

21/09/2022 23:10 GMT+7

Những bất cập gây không ít khó khăn cho thí sinh và bị động cho các trường trong xét tuyển năm nay có thể điều chỉnh thế nào là nội dung đáng quan tâm trong tin tức giáo dục đặc biệt trên Thanh Niên ngày mai (22.9).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (22.9) còn nêu lên những giải pháp để rèn luyện phẩm chất trung thực cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Hơn 1.000 giáo viên mầm non ở Nghệ An bị nợ lương vì sao?

Đông đảo phụ huynh, thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học

đ.n.t

Thiết kế lại phần mềm tuyển sinh

Quy chế tuyển sinh năm 2022 có những thay đổi về mặt kỹ thuật như đăng ký xét tuyển sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh phải đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT tất cả các phương thức… nhằm giúp thí sinh đăng ký xét tuyển có định hướng tốt hơn, góp phần giảm tình trạng thí sinh ảo.

Tuy nhiên, theo đại diện các trường ĐH, đây là năm đầu tiên thực hiện cách thức tuyển sinh mới nên thực tế cũng xảy ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến thí sinh, như tình trạng thí sinh đăng ký nhầm mã phương thức xét tuyển, nhầm mã tổ hợp môn và nhầm cả mã ngành, cũng như thứ tự nguyện vọng đối với các phương thức xét tuyển sớm…Trước thực tế này, đại diện nhiều trường ĐH đưa ra những đề xuất để mùa tuyển sinh năm 2023 thuận lợi hơn cho thí sinh.

Chẳng hạn tiến sĩ Trần Hữu Duy, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Đà Lạt, cho rằng nếu Bộ GD-ĐT tiếp tục duy trì cách đăng ký xét tuyển này cho năm 2023, thì nên thiết kế chức năng xác nhận nhập học đối với phương thức xét tuyển sớm song song với đăng ký xét tuyển các nguyện vọng mới.

Nhiều đề xuất khác sẽ được tiếp tục nêu trong tin tức giáo dục đặc biệt trong báo in Thanh Niên ngày mai (22.9).

Phương pháp giảng dạy cũng như kiểm tra, đánh giá học sinh mấy chục năm qua coi trọng kiến thức, kỹ năng, coi trọng thành tích học tập mà xem nhẹ đạo đức, lối sống và kỹ năng sống

dad

Khi thành tích học tập hơn đạo đức, kỹ năng

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, với 5 phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Trong đó trung thực phải được coi là nền tảng.

Tuy nhiên hiện có nhiều rào cản để dạy học sinh trung thực. Điều dễ thấy nhất là ở nhà trường, chương trình giáo dục, phương pháp giảng dạy cũng như kiểm tra, đánh giá học sinh mấy chục năm qua coi trọng kiến thức, kỹ năng, thành tích học tập mà xem nhẹ đạo đức, lối sống và kỹ năng sống.

Những dẫn chứng cụ thể về thực tế này và đề xuất giải pháp hình thành phẩm chất trung thực của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (22.9).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.