Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (25.8) còn đặt ra vấn đề tuyển sinh của các trường cao đẳng khi thí sinh có quá nhiều cơ hội vào đại học.
Đâu là nguyên nhân chính khiến nhiều thí sinh không xét tuyển ĐH?
Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, số thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2022 giảm so với năm 2021 khoảng 20% và giảm 3,4% so với năm 2020.
Bộ GD-ĐT lý giải số liệu năm 2021 tăng mạnh bởi lý do quan trọng là tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều thí sinh không thể du học và nhiều em học phổ thông, học ĐH ở nước ngoài cũng đã trở về Việt Nam học tập.
Dưới góc nhìn của những người làm công tác giáo dục của trường phổ thông và ĐH, có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này.
Có dự đoán cho rằng do học phí đại học, nhất là các trường tự chủ tài chính, tăng mạnh trong khi qua 2 năm dịch, kinh tế gia đình khó khăn nên nhiều thí sinh chọn học nghề, trung cấp… hoặc những hướng đi khác để nhanh chóng ra trường đi làm hơn là vào ĐH.
Tuy nhiên, có những lý do nằm ngoài yếu tố chủ quan của thí sinh. Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (25.8) sẽ nêu lên những nguyên nhân khá bất ngờ cùng nhiều số liệu liên quan đến việc hơn 300.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển vào ĐH.
Nguồn tuyển nào cho cao đẳng?
Hiệu trưởng Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn, cho biết đến thời điểm này trường mới tuyển được gần 50% chỉ tiêu, mà tỷ lệ các thí sinh quan tâm chưa nhiều, đa số chờ kết quả ĐH.
Sinh viên một trường cao đẳng trong giờ thực hành |
t.p |
Đến thời điểm này, Trường CĐ Công nghệ TP.HCM mới tuyển được 40% chỉ tiêu trong khi năm trước đã đạt 70-80% chỉ tiêu.
Chỉ tiêu của Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM năm nay là 1.765 nhưng hiện tại mới tuyển được 50%. Theo giải thích của trường, thí sinh vẫn chờ xét tuyển vào ĐH chưa nộp hồ sơ vào trường hoặc đã nộp nhưng vẫn chưa xác nhận nhập học.
Nguyên do vì sao? Các trường CĐ sẽ thực hiện kế hoạch tuyển sinh thế nào?... Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ giải đáp những thắc mắc này.
Bình luận (0)