Tin tức giáo dục đặc biệt 27.9: Những mối nguy khi lạm dụng học thêm

26/09/2022 22:54 GMT+7

Học thêm nhiều giáo viên cho một môn, học rất nhiều môn… đã trở thành điều bình thường. Lạm dụng học thêm gây ra nhiều hệ lụy là vấn đề được đặt ra trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (27.9).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (27.9) ghi nhận việc đào tạo giáo viên các môn học tích hợp cho chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Học sinh sau một buổi học thêm

n.d

Chương trình mới càng có nguy cơ học thêm nhiều?

Bao lâu nay, học sinh Việt Nam đã quen với học từ chính khóa nối dài sang các “lò luyện”. Học sinh đã nuốt vội bữa ăn ngay trên yên xe máy sau lưng bố mẹ, gà gật trước cửa nhà đợi giáo viên mở cổng, ngáp ngắn ngáp dài trên lớp bởi thiếu ngủ vì phải thức khuya làm bài tập ở lớp học thêm

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 áp dụng từ năm học 2020-2021 với nhiều chờ mong sẽ giảm áp lực học hành cho học sinh. Tuy nhiên, theo đánh giá của các giáo viên, học sinh vẫn học thêm, thậm chí còn học nhiều môn hơn.

Học thêm không hoàn toàn xấu nhưng học thêm đang bị lạm dụng một cách vô bổ, tiêu cực thì rất đáng báo động. Học thêm tràn lan không chỉ cướp mất tuổi thơ của học sinh, khiến phụ huynh vất vả với gánh nặng chi phí học hành mà điều đáng lo hơn nữa là năng lực tự học và tư duy của học sinh bị mài mòn, bị triệt tiêu.

Phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc học sinh vẫn mải miết học thêm và hệ lụy của tình trạng này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (27.9).

Sinh viên khóa đầu tiên ngành Sư phạm lịch sử - địa lý trong tiết học lý luận sử học

nvcc

Giáo viên tích hợp: Học 9-10, sử dụng 2-3?

Năm 2019 là năm đầu tiên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM bắt đầu đào tạo chuyên ngành sư phạm khoa học tự nhiên, sử- địa. Lứa sinh viên này chuẩn bị ra trường trong năm học tới. Đây được xem là nguồn nhân lực được đào tạo chính quy để dạy các môn tích hợp cho chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Một sinh viên năm 3 ngành sư phạm khoa học tự nhiên của trường này, chia sẻ: “Chương trình đào tạo giảng dạy môn tích hợp khá mới mẻ, phù hợp với nội dung yêu cầu của cấp THCS và cao hơn. Các giảng viên cũng thường nói lượng kiến thức mà chúng tôi học là 9-10 nhưng khi ra dạy chỉ dùng khoảng 1-2”.

Những câu chuyện từ thực tế học tập do các sinh viên chia sẻ và kỳ vọng của các giáo viên tương lai như thế nào sẽ được ghi nhận trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (27.9).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.