Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (6.10) giải đáp cho thí sinh câu hỏi có "trúng tủ” khi mua đề IELTS được cho là “thật” trên mạng xã hội? Câu chuyện về cách giáo viên ngày nay tạo sự gắn kết với học sinh.
Dư luận ủng hộ chủ trương dùng ngân sách mua sách giáo khoa cho học sinh mượn |
đào ngọc thạch |
Nên cho những đối tượng học sinh nào mượn sách giáo khoa?
Bộ GD-ĐT sẽ dành khoảng 3.500 tỉ đồng, hàng năm bổ sung khoảng 20% để mua sách giáo khoa cho 70% học sinh trên cả nước mượn. Dư luận ủng hộ chủ trương này nhưng đề nghị tính toán hợp lý để tránh lãng phí.
Có ý kiến chia sẻ ủng hộ đề xuất của Bộ GD-ĐT về việc dùng ngân sách Nhà nước mua sách giáo khoa cho học sinh mượn. Tuy nhiên, cần bàn thêm nên bao nhiêu phần trăm thì phù hợp? Nên trang bị cho các trường học ở vùng miền nào? Nên mua sách cho học sinh ở cấp học nào?...
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (6.10) sẽ tiếp tục nêu ra các giải pháp để chủ trương có ý nghĩa này đạt hiệu quả.
Những hậu quả khi mua đề IELTS rao bán trên mạng
Thị trường bán đề thi IELTS được cho là “thật” phát triển rầm rộ, ngang nhiên với đa dạng loại hình và đối tượng bởi nhu cầu đông đảo của cộng đồng luyện thi.
Ngoài sự bất công đối với những thí sinh ôn luyện bằng đánh giá năng lực thì việc mua đề IELTS trên mạng với giá cả thương lượng theo thang điểm sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Điển hình như du học không theo nổi chương trình, hay ra trường khó áp dụng hiệu quả trong công việc. Xa hơn nữa là thái độ học ngoại ngữ có thể bị ảnh hưởng do tâm lý “mua là được”…
Còn nhiều thắc mắc như liệu đề thi được cho là “thật” có thật? Nguồn đề có từ đâu?... sẽ tiếp tục được nêu trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (6.10).
Thông tin rao bán đề thi IELTS tràn lan trên mạng |
chụp màn hình |
Khi giáo viên chơi cùng học sinh
Hình ảnh 2 cô giáo mặc áo dài tham gia trò chơi đá cầu cùng học trò trên sân trường tại TP.HCM đã thu hút sự quan tâm của hàng trăm ngàn thành viên là học sinh, phụ huynh trên các diễn đàn của mạng xã hội những ngày qua.
Một trong 2 giáo viên này cho biết cứ thấy giờ ra chơi hay thời gian rảnh là học sinh tập trung xem điện thoại nên chủ động rủ các em xuống sân đá cầu. Khi thấy cô chủ động ‘xin chơi’ cùng nên các em cũng đã giảm bớt sự ngại ngùng, thoải mái giao lưu, giải tỏa áp lực sau những tiết học căng thẳng.
Những câu chuyện khác về việc rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh sẽ được miêu tả trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (6.10).
Bình luận (0)