Trên báo in Thanh Niên ngày mai 10.11.2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt còn phản ảnh cảnh trường lớp ngổn ngang, đổ nát; học sinh đến trường trong thiếu thốn ở những địa phương vừa trải qua lũ lụt.
Các bản mẫu sách giáo khoa tiếng Việt đều chưa đạt
Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2 đã kết thúc 2 vòng đợt thẩm định đầu tiên. Kết quả không có sách tiếng Việt lớp 2 nào được đánh giá đạt.
Theo Bộ GD-ĐT, sau khi ban hành thông báo về việc tổ chức thẩm định và tiếp nhận hồ sơ thẩm định sách giáo khoa lớp 2, Bộ đã nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định của 4 nhà xuất bản, gồm: nhà xuất bản Giáo dục VN, Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và ĐH Quốc gia TP.HCM.
Theo đó, có 33 bản mẫu sách giáo khoa của đầy đủ 9 môn học và hoạt động giáo dục lớp 2 đã được gửi về. Trong số này, môn toán có 4 bản mẫu sách giáo khoa; môn tự chọn tiếng Anh có 8 bản… Riêng môn tiếng Việt chỉ có 3 bản mẫu, gồm 2 bản của Nhà xuất bản Giáo dục VN là Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo; bản mẫu thứ 3 là sách Cánh Diều của Nhà xuất bản của Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM, giảm một nửa so với bản mẫu sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 thẩm định đợt 1.
Các bản mẫu sách giáo khoa này có được tiếp tục tham gia thẩm định đợt 2? Trong trường hợp không có bản mẫu sách giáo khoa nào tham gia thẩm định hoặc kết quả thẩm định không đạt ở cả 2 đợt thì sẽ giải quyết ra sao?... Những vấn đề này cũng như nhiều thông tin quan trọng khác liên quan đến thẩm định sách giáo khoa lớp 2, chẳng hạn như ai sẽ là Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa tiếng Việt thay thế GS Trần Đình Sử?... sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (10.11).
Trường lớp ngổn ngang, đổ nát
|
Nước lũ rút đã hơn nửa tháng nhưng đến nay nhiều trường học tại Quảng Bình chưa thể dạy học trở lại bình thường do thiệt hại quá lớn. Nhiều nơi phải dồn điểm trường, mượn phòng học chức năng... để dạy học.
Do nước ngập sâu quá nên nhiều thiết bị dạy học như máy tính, bàn ghế, sách vở, tài liệu, tài sản của nhiều trường bị trôi và hư hỏng. Có trường không còn gì nên Đồn biên phòng phối hợp với lực lượng quân sự, Đoàn xã, nhà trường dựng điểm trường ở lưng chừng đồi cho học sinh có chỗ để học tập.
Đúng trước những mất mát này, có giáo viên phải thốt lên: “Chúng tôi trở lại trường khi nước hạ xuống, cảnh tượng trước mắt thảm khóc chưa từng có. Ai nấy òa khóc vì thấy mọi thứ ngổn ngang, đổ nát hết”.
Học sinh vùng lũ đến trường thế nào trong hoàn cảnh không còn bộ quần áo lành để mặc? Nhiều hình ảnh và câu chuyện về sự tàn phá của thiên nhiên với vùng lũ Quảng Bình khiến nhiều người bật khóc... Những thông tin này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.
Bình luận (0)