Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 15.12.2020

14/12/2020 21:32 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 15.12.2020 phân tích một vấn đề bạn đọc luôn quan tâm: Vì sao các địa phương lúng túng trong quản lý dạy thêm học thêm?

Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 15.12.2020 còn có bài phân tích về các giải pháp nhằm đưa năng suất lao động Việt Nam thoát khỏi vị trí một trong hai nước yếu nhất khu vực Đông Nam Á.

Dạy thêm học thêm vốn khó kiểm soát, nay càng khó hơn!

Việc bãi bỏ một số điều quan trọng nhất trong quy định về quản lý dạy thêm học thêm hiện nay tại Thông tư 17 đang khiến các địa phương vô cùng lúng túng vì thiếu hành lang pháp lý để thực hiện.

Học sinh tiểu học tham gia lớp học thêm ngay tại nhà của giáo viên

Nguyễn Loan

Quyết định số 2499 ban hành ngày 26.8.2019 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc công bố hết hiệu lực một số điều của Thông tư số 17 ban hành ngày 16.5.2012 về dạy thêm học thêm. Theo đó một loạt các quy định quan trọng trong quản lý dạy thêm học thêm đã hết hiệu lực thi hành như về tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà trường; yêu cầu đối với người dạy thêm; yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm; cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm học thêm; thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm…Lý do vì căn cứ pháp lý của quy định này tại khoản 3 Điều 74 luật Đầu tư đã hết hiệu lực từ ngày 1.7.2016.
Theo lẽ với Quyết định 2499, cả nước sẽ ngừng cấp phép dạy thêm nhưng ghi nhận thực tế cho thấy việc dạy thêm học thêm vẫn diễn ra, thậm chí còn khó quản lý hơn. Trong đó cả học sinh lớp 1 cũng phải đi học thêm như Báo Thanh Niên đã phản ảnh.
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (15.12) sẽ giúp bạn đọc, đặc biệt là phụ huynh, hiểu hơn vì sao cả nước hiện nay đang lúng túng trong quản lý dạy thêm học thêm đồng thời nêu ra những giải pháp để hạn chế tình trạng này.

Việt Nam là một trong 2 nước có năng suất lao động  thấp nhất khu vực

Lực lượng lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam chỉ chiếm 22,37%

Mỹ Quyên

Năng suất lao động của Việt Nam chênh lệch rất nhiều so với thế giới và ngay cả trong khu vực ASEAN. Theo số liệu thống kê mà Bộ Kế hoạch - Đầu tư báo cáo gửi quốc hội năm 2019, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7,6% mức năng suất của Singapore, 19,5% của Malaysia; 37,9% của Thái Lan; 45,6% của Indonesia; 56,9% của Philippines, 68,9% của Brunei. So với Myanmar, Việt Nam chỉ bằng 90% và khá bất ngờ khi chúng ta chỉ bằng 88,7% Lào. Trong khu vực, năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia.
Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do lực lượng lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam chỉ chiếm 22,37%.
Điều này làm suy giảm uy tín của lực lượng lao động Việt Nam trước các nhà đầu tư nước ngoài, nhà sản xuất kinh doanh dịch vụ; ảnh hưởng đến năng xuất, hiệu quả lao động cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, quốc gia.
Vậy làm thế nào để nâng cao năng suất lao động của người trẻ? Câu hỏi này phần nào được giải đáp trong bài phân tích trên tin tức giáo dục đặc biệt báo in Thanh Niên ngày mai. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.