Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (16.4) phản ảnh thực trạng hoạt động của các phòng tư vấn tâm lý học đường hiện nay khi nhu cầu của học sinh rất lớn và phụ huynh mong mỏi các trường có chuyên gia tâm lý chuyên nghiệp.
Thế nào là đăng ký nguyện vọng thông minh?
Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về kỳ thi tốt nghiệp năm 2021, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi từ ngày 27.4 đến 11.5. Để tăng cơ hội trúng tuyển vào ĐH và CĐ, thí sinh cần có những “chiến lược” trong đăng ký nguyện vọng xét tuyển.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho biết trong 3 năm gần đây mỗi năm quy chế có điều chỉnh nhỏ về kỹ thuật tạo điều kiện hơn cho thí sinh khi xét tuyển vào các trường. Năm nay việc cho phép thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng tối đa 3 lần cũng là một điểm mới theo hướng có lợi cho người học. Dù vậy nhưng năm nào cũng có những thí sinh có học lực tốt nhưng không trúng tuyển nguyện vọng mong muốn. Trong đó có những thí sinh chỉ đăng ký duy nhất một nguyện vọng nhưng không trúng tuyển và mất luôn cơ hội trúng tuyển vào trường khác dù điểm thi rất cao.
Để tránh tình trạng trên, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên cho thí sinh từ bài ghi nhận trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (16.4).
Vì sao trường có phòng tư vấn nhưng học sinh không tìm đến?
Ở những trường không có phòng tư vấn tâm lý hoặc không có chuyên gia, thương học sinh, nhiều giáo viên tự mày mò đọc sách, lên mạng tìm hiểu để xem tâm lý tuổi học sinh, thậm chí tìm gặp các chuyên gia tâm lý để học hỏi thêm kinh nghiệm.
|
Một giáo viên dạy môn giáo dục công dân ở tỉnh Bình Dương chia sẻ: “Ở trường không có giáo viên tâm lý học đường. Mình thương tụi nhỏ nên tìm hiểu để giúp đỡ cho tụi nhỏ. Mình có nói thì cũng theo trải nghiệm của mình, chứ đâu có chuyên môn gì để tư vấn sâu cho các em”. Chính vì vậy nên mong ước lớn nhất của giáo viên này hiện nay là có biên chế cho giáo viên tâm lý ở các trường và có phòng tham vấn tâm lý học đường cho học sinh".
Trong khi đó, ở một số trường dù thành lập phòng tư vấn tâm lý và đặt ở vị trí khá kín đáo để tiện lợi cho học sinh đến tham vấn khi có nhu cầu nhưng theo ban giám hiệu các trường này hầu như không có học sinh nào tìm đến.
Bài phân tích và ghi nhận trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (16.4) sẽ giải đáp cho thực trạng vì sao học sinh hiện nay có nhiều vấn đề về tâm lý, cần chuyên gia hỗ trợ nhưng các phòng tư vấn tâm lý ở các trường phổ thông “có cũng như không”.
Bình luận (0)