Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 18.3.2020

17/03/2020 22:20 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt được nhiều người quan tâm sẽ có trên báo in Thanh Niên ngày mai 18.3.2020 liên quan đến quan điểm của Bộ GD-ĐT về việc thi THPT quốc gia hay xét tốt nghiệp?

Trên báo in Thanh Niên ngày mai 18.3.2020 còn có  tin tức giáo dục đặc biệt đặc biệt được nhiều người quan tâm: Học sinh nghỉ học do dịch Covid-19, học qua online có thu học phí ?

Học phí online mỗi nơi mỗi kiểu

Trong thời gian học sinh tạm nghỉ học để phòng tránh việc lây nhiễm dịch Covid-19, nhiều trường tổ chức học trục tuyến. Theo phản ánh của nhiều phụ huynh, có trường không thông báo về các khoản thu nhưng cũng có trường vẫn yêu cầu học sinh đóng học phí như bình thường

Có lãnh đạo trường cho biết thu học phí dạy online dựa trên “tinh thần chia sẻ”, thương lượng với phụ huynh.  Có trường vẫn thực hiện thu như bình thường.

Bà Phạm Thị Thúy Vĩnh - Phó chủ tịch HĐQT hệ thống Trường Ngô Thời Nhiệm (cơ sở tại TP.HCM và Bình Dương), cho rằng thời gian này các trường đều rơi vào tình trạng khó khăn chung. Để có thêm kinh phí chi trả và hoạt động, trường cũng đề nghị phụ huynh chia sẻ khó khăn với trường dựa trên tinh thần tự nguyện. Mức học phí này, được trường tính theo từng mức độ khác nhau ở các cấp học. Tương tự, ông Nguyễn Thanh Thống, Hiệu trưởng Trường tư thục THCS - THPT Trí Đức (Q.Tân Phú, TP.HCM) cho biết, trường vẫn đang thương lượng với phụ huynh về vấn đề học phí trong thời gian HS nghỉ học.

Tại Hà Nội, một số trường đã sớm tổ chức dạy học trực tuyến khá bài bản. Ví dụ như Trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) vì tổ chức dạy học có hiệu quả, có kế hoạch chi tiết nên phụ huynh không phản đối khi trường này thông báo mức thu học phí online là 1,8 triệu đồng/HS/tháng. Trong khi đó, một số trường như Newton, Lương Thế Vinh… khi đề xuất thu phí hỗ trợ dạy học online thì lại nhận nhiều ý kiến trái chiều của phụ huynh.

Về vấn đề này, quan điểm của các sở GD-ĐT như thế nào? Quan điểm của Bộ GD-ĐT ra sao? Bạn đọc sẽ có được thông tin trên tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (18.3)

Giáo viên một trường học tại TP.HCM chuẩn bị một giờ dạy học online

Đăng Nguyên

Cần xem xét về việc bỏ bớt môn thi THPT quốc gia

Ông Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội, đã có cuộc trao đổi với Thanh Niên xung quanh các kiến nghị thay đổi về thi THPT quốc gia do ảnh hưởng dịch bệnh hiện nay.
Ông Thắng cho rằng chúng ta đang thực hiện luật Giáo dục hiện hành, luật Giáo dục 2019 đến tháng 7.2020 mới có hiệu lực thi hành. Theo luật Giáo dục hiện hành, việc công nhận tốt nghiệp THPT không quy định hình thức thi thế nào mà giao cho cho cơ quan quản lý nhà nước, là Bộ GD-ĐT, quyết định. Thực tế những năm qua Bộ GD-ĐT đã làm việc này có hiệu quả, tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với mục tiêu chính là xét tốt nghiệp THPT.
Về nguyên tắc, Bộ GD-ĐT có thể hướng dẫn nhưng hướng dẫn như thế nào là việc cần phải tính toán rất kỹ lưỡng. Ví dụ lâu nay chúng ta tổ chức kỳ thi THPT quốc gia gắn với việc dùng kết quả để xét tuyển vào ĐH, CĐ… Thực tế phần lớn các trường ĐH đang dùng kết quả đó để tuyển sinh, các trường tuyển sinh riêng hoặc kết hợp thêm các hình thức khác để tuyển sinh thì không nhiều.
Do vậy, nếu năm nay thay đổi kỳ thi THPT quốc gia thì có ảnh hưởng đến việc tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ hay không? Nếu ra quyết định vào thời điểm này thì liệu các trường ĐH, CĐ có kịp thay đổi phương thức tuyển sinh hay không? Bộ GD-ĐT sẽ phải tính toán vấn đề này.
Bộ GD-ĐT có thể thực hiện việc  điều chỉnh theo hướng tinh giản chương trình theo đề xuất của một số giáo viên?  Ông Phạm Tất Thắng sẽ giải thích điều này trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (18.3).

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.