Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 24.4.2021

23/04/2021 22:29 GMT+7

Những tranh cãi xung quanh việc bầu hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM dưới góc độ pháp lý là một trong những nội dung quan trọng trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 24.4.2021.

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (24.4) còn đặt vấn đề vì sao sắp dừng hệ song bằng nhưng Hà Nội vẫn thông báo tuyển sinh lớp 6 khiến phụ huynh hoang mang?

Thế nào là quy trình hợp pháp trong việc bầu hiệu trưởng?

Theo luật sư Nguyễn Thị Kim Phụng, Công ty luật TNHH Kim Phụng và Cộng sự, việc bổ nhiệm viên chức lãnh đạo phải dựa vào quy định của luật Viên chức và Nghị định 115/2020/NĐ-CP (NĐ 115); đối với viên chức lãnh đạo trường ĐH, phải dựa vào luật Giáo dục ĐH và Nghị định 99/2019/NĐ-CP. Ngoài ra, việc này còn phải tuân thủ quy định của Đảng, nhưng nhìn chung, các quy định của NĐ 115 đã phù hợp với các quy định của Đảng nên việc bổ nhiệm hiệu trưởng trường ĐH chủ yếu phải căn cứ vào luật GD ĐH (ban hành năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018) và NĐ 115.

PGS-TS Nguyễn Trường Thịnh (trái), người vừa được bầu hiệu trưởng và PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

Lê Kiên

Thế nhưng tại sao có quy định lại có thể được hiểu theo 2 cách khác nhau? Chẳng hạn Nghị định 115 quy định đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu bổ nhiệm viên chức quản lý phải trình cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm bằng văn bản về chủ trương đối với nhân sự được dự kiến bổ nhiệm. Thực tế hiện nay, bước này đang được thực hiện khác nhau, tùy từng cơ quan quản lý trực tiếp, do có việc hiểu khác nhau đối với cụm từ “cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm”.
Bài phân tích trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (24.4) dưới góc độ pháp lý sẽ nêu ra những trường hợp cho thấy tranh cãi xung quanh việc bầu hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM là vấn đề chung khi việc thực hiện luật Giáo dục ĐH sửa đổi của các trường ĐH gặp nhiều khó khăn do các quy định chưa kín kẽ, chưa bao phủ hết các tình huống thực tế.

Vì sao có chủ trương dùng tuyển sinh hệ song bằng?

Từ năm học 2018-2019, Hà Nội thí điểm chương trình đào tạo song bằng tại 7 trường THCS. Theo lộ trình, đến 2020 - 2021, các trường sẽ tuyển sinh mới lớp 6, đồng thời dạy tiếp lên lớp cao hơn. Ba năm học cuối, từ 2021 - 2022 đến 2023 - 2024, các trường không tuyển lớp 6 nữa, chỉ dạy tiếp những khóa đang học. Vì vậy, Sở GD-ĐT Hà Nội đã chỉ đạo các trường không tuyển mới học sinh lớp 6 chương trình song bằng từ năm học này. Để trúng tuyển, học sinh phải vượt qua bài thi tiếng Anh và toán bằng tiếng Anh. Sau khi hoàn thành bậc THCS song bằng, học sinh có bằng tốt nghiệp THCS, đạt trình độ tiếng Anh B1, có khả năng thi lấy chứng chỉ IGCSE và các chứng chỉ quốc tế khác.
Nhưng vì sao dừng tuyển sinh nhưng trong hướng dẫn ngày 13.4 Sở GD-ĐT Hà Nội vẫn thông báo tuyển sinh hệ này? Nếu học sinh mong muốn học chương trình song bằng, có thể đăng ký vào các trường nào? Hướng ra nào cho học sinh hệ này?... Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ giải đáp những băn khoăn này của phụ huynh.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.