Trên báo in Thanh Niên ngày mai 6.7. 2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt, lãnh đạo Bộ GD-ĐT còn nhấn mạnh để các giáo viên yên tâm rằng những thay đổi trong luật Giáo dục 2019 đều dựa trên tính toán khoa học và phù hợp thực tế.
Ngân sách nhà nước chi bao nhiêu để thêm đối tượng học sinh miễn học phí?
Luật Giáo dục năm 2019 có nhiều điểm mới quan trọng tác động trực tiếp tới người dạy, người học như thay đổi chuẩn trình độ đào tạo, cách tính lương của giáo viên, bổ sung thêm đối tượng học sinh được miễn học phí, thay đổi quyền quyết định lựa chọn sách giáo khoa…
Theo ông Nguyễn Hữu Độ , Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, miễn học phí cho trẻ em mầm non 5 tuổi và học sinh THCS để đảm bảo điều kiện thực hiện chính sách phổ cập giáo dục là một chính sách rất lớn, ưu việt. Tuy nhiên, do việc thực hiện miễn học phí này sẽ tác động rất lớn đến chi ngân sách nhà nước, nếu thực hiện đồng loạt có thể sẽ vượt khả năng cân đối ngân sách trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 8.8.2018 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2018, trong đó thống nhất việc miễn học phí cho trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinhTHCS được thực hiện theo lộ trình phù hợp, trước mắt tập trung miễn học phí 5 tuổi và THCS vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (6.7) sẽ có thông tin về ngân sách dành miễn học phí và lộ trình thực hiện phù hợp.
|
Nhà giáo có còn "tiếng nói" trong chọn sách giáo khoa?
Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực cũng đồng nghĩa với việc UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định trong việc lựa chọn sách giáo khoa thay vì các cơ sở giáo dục như việc chọn SGK lớp 1 cho năm học 2020-2021.
Vậy việc lựa chọn sách giáo khoa cho học sinh trong những năm tới có gì khác biệt? Giáo viên có còn vai trò trong việc chọn sách giáo khoa? … Những thông tin này sẽ được giải đáp trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên
Bình luận (0)