Tuyên bố không chỉ được ngành du lịch hoan nghênh, du khách trong nước lẫn quốc tế ủng hộ mà cả các bạn trẻ và những người làm dịch vụ cũng hết sức phấn chấn.
Các điểm vui chơi giải trí hoạt động thâu đêm suốt sáng là chuyện rất bình thường của thế giới, ngoại trừ VN và mấy nước mất an ninh. Tự hào là đất nước an toàn nhưng VN cấm dịch vụ giải trí sau 0 giờ vì sợ mất an ninh trật tự quả là khó hiểu.
Lệnh gỡ bỏ “giới nghiêm” này đáng lẽ phải làm từ lâu. Điều này phản ảnh tư duy quản lý chưa theo kịp nhu cầu chính đáng của người tiêu dùng và cả thực tế xã hội. Đó cũng là cản trở góp phần vào sự trì trệ của ngành công nghiệp không khói.
tin liên quan
Chấp nhận hao hụt thị trường khách du lịch giá rẻĐó là quan điểm rõ ràng của ngành du lịch Đà Nẵng để đảm bảo môi trường du lịch an toàn, điểm đến chất lượng.
Khách đi du lịch, cả nội địa lẫn quốc tế, đều nhằm mục đích chủ yếu là vui chơi, giải trí, mua sắm. Ai cũng có khuynh hướng tận dụng tối đa thời gian để tận hưởng. Cả ngày tham quan, tối về muốn la cà khám phá văn hóa bản địa về đêm nhưng tới 24 giờ là phải giải tán. Cả những người làm đêm, muốn kiếm gì ăn uống, thư giãn giữa ca, sau 0 giờ cũng phải thập thò, lén lút như ăn trộm. Có nơi ở Hà Nội, trật tự đô thị còn chạy xe và phát loa thông báo dọn dẹp, cứ như thời loạn hoặc sắp cháy nhà.
Với khách quốc tế, nhất là những nước chênh lệch múi giờ lớn càng khốn khổ. Không thể ngủ vì trái múi giờ, muốn khuây khỏa, tiêu tiền cũng “bó tay chấm com” vì sau 0 giờ các dịch vụ phải đóng cửa. Năng động như Sài Gòn, có những dịch vụ mở cửa thâu đêm nhưng cũng không chính danh. Phải được chính quyền tại chỗ lơ là và cứ phập phồng vì có thể bị xử phạt bất cứ lúc nào. Đây cũng chính là khoảng hở cho những tiêu cực, nhũng nhiễu, biết điều... với bộ máy thực thi công vụ.
tin liên quan
Xúc tiến du lịch kiểu cầu mayTại tọa đàm về xúc tiến du lịch sáng 17.4, do Hiệp hội Du lịch VN tổ chức ở Hà Nội, ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch VN, chia sẻ câu chuyện về 50 doanh nghiệp (DN) tham gia Hội chợ du lịch quốc tế ITB ở Đức vừa qua.
Thống kê của các nước cho biết, thời gian mà du khách tiêu tiền nhiều nhất là từ 22 giờ đến 3 giờ. Thêm một bữa ăn không kì kèo đắt rẻ, uống thì vô tư, giải trí và shopping thoải mái. Đây chính là thời gian vàng để “xuất khẩu tại chỗ” các dịch vụ. Đừng nghĩ rằng sau 0 giờ chỉ có nhậu. Nhậu cũng không phải là xấu nếu đừng để say xỉn quậy phá.
Vấn đề là phải biết cách quản lý và khuyến khích các dịch vụ sau 0 giờ để thu tiền chứ không phải “không quản được thì cấm”. Các nước luôn quy hoạch những khu dịch vụ sau 0 giờ và tạo điều kiện tối đa để kinh doanh. Kinh nghiệm từ “Pub Street” ở chợ đêm Siem Reap (Campuchia), lúc nào cũng ồn ào náo nhiệt là có lộ trình quy hoạch. Dân cư không ai ở trong khu vực. Hoặc bán hoặc kinh doanh hay cho thuê rồi dọn ra ngoài ở. Cả người dân lẫn nhà quản lý đều thoải mái. Những khu phố ăn chơi của các nước cũng đều làm vậy. Đã gọi là vui chơi, giải trí thì khó mà giữ yên lặng.
Hà Nội cũng cho biết “Trong năm 2016 sẽ xây mới 1.000 nhà vệ sinh, lắp đặt thêm 200 bộ ghế nghỉ và 50 vòi nước công cộng uống trực tiếp phục vụ du khách”. Các địa phương khác cũng đang vào cuộc cạnh tranh, nhất là TP.HCM và Đà Nẵng. Nhân đây đề nghị các nơi mạnh tay đột phá vào những yếu kém cản trở ngành du lịch. Từ nhà vệ sinh, ghế nghỉ, vòi nước uống trực tiếp đến nạn chặt chém, cướp giật, giao thông... Phải “đồng khởi” để tạo nên diện mạo mới, làm đòn bẩy tăng tốc cho du lịch VN cất cánh.
Bình luận (0)