Tình lính Nhà giàn

25/04/2012 08:37 GMT+7

Trên chuyến xe ra Bắc tôi gặp lại Trung, người bạn thân từ thuở bé. Trung rắn rỏi, không mảnh mai thư sinh như ngày nào. Ngồi bên Trung là một cô gái xinh xắn có mái tóc dài, nói giọng Bắc. Chưa kịp hỏi thăm, Trung giới thiệu đây là Dung - vợ mới cưới và lần đầu tiên đưa về thăm quê.

Trên chuyến xe ra Bắc tôi gặp lại Trung, người bạn thân từ thuở bé. Trung rắn rỏi, không mảnh mai thư sinh như ngày nào. Ngồi bên Trung là một cô gái xinh xắn có mái tóc dài, nói giọng Bắc. Chưa kịp hỏi thăm, Trung giới thiệu đây là Dung - vợ mới cưới và lần đầu tiên đưa về thăm quê.

 
Thiếu úy Nguyễn Hữu Trung và cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung trong ngày cưới

Quê Trung ở xã Phúc Thọ (Nghi Lộc, Nghệ An), mẹ mất lúc anh còn nhỏ, cuộc sống ở quê nghèo khó, học cấp 2 phải đi phụ hồ để có tiền mua sách vở. Khó khăn thiếu thốn tạo cho Trung quyết tâm vươn lên. Học xong trung học, Trung tình nguyện lên đường nhập ngũ và sau đó học lên để phục vụ quân đội lâu dài.

Về nhận công tác nhà ở giàn DK1 (Vùng 2 – Hải Quân), vì điều kiện công tác, cũng như nhiều người lính nhà giàn khác, đã 30 tuổi nhưng Trung vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai, chưa một lần được cầm tay bạn gái. Nhiều lần bố viết thư giục lấy vợ làm Trung thêm bối rối. Đêm đêm nằm giữa đại dương sóng vỗ rì rào, chàng trai quê miền Trung cảm thấy thêm cô đơn lẻ bóng. Tuy nhiên, gần đây Trung thay đổi hoàn toàn. Trung kể cho tôi nghe câu chuyện tình yêu như trong tiểu thuyết.

Trong đợt thay quân ra nhà giàn năm 2009, Trung được vào bờ. Vừa bước xuống tàu, trong khi anh em, đồng đội có người yêu, vợ con ra đón, thì Trung vai mang ba lô, tay xách va ly lặng lẽ rời bến cảng về đơn vị. Bất chợt có tiếng gọi: “Anh gì ơi. Vợ hay người yêu ở đâu mà không ra đón? Nếu anh không sợ để em xách giúp cho?”. Chưa kịp trả lời, cô gái lạ đã chủ động xách va li làm Trung đỏ chín mặt, không biết nói gì ngoài lời cảm ơn lý nhí. Qua trao đổi, Trung biết cô tên là Kim Dung, giáo viên nuôi dạy hổ ở TPHCM. Dung đi với một chị dạy cùng trường để tiễn chồng chị ra nhận công tác ở nhà giàn.

Đang mải nói chuyện, tiếng còi vang lên, xe chuyển bánh, Trung chỉ kịp dúi vào tay Dung số điện thoại của mình. Về đơn vị một tuần, hai tuần mà không thấy một tin nhắn hay cuộc điện thoại nào từ Dung. Nhiều đêm Trung trằn trọc. Hình ảnh Dung với đôi mắt đen láy, nụ cười duyên, giọng nói nhẹ nhàng luôn hiển hiện. Trung nghĩ có lẽ duyên lại chưa đến
với mình.

Tình cờ, một sáng thức dậy Trung mở điện thoại thấy có tin nhắn từ số lạ. Trung mừng quýnh với dòng tin nhắn ngắn ngủi: Xin lỗi anh, em bị mất máy nên hôm nay mới liên lạc được! Em Kim Dung. Lòng Trung như mở hội. Kể từ đó những dòng tin nhắn đi rồi lại về, từng cuộc điện thoại dài thêm. Hôm nào được nghỉ Trung bắt xe lên TPHCM thăm Dung, tặng cho người yêu những món quà từ biển như vỏ ốc, cành san hồ, hoa muống biển ép khô… Qua tìm hiểu mới biết, bố mất khi mới 3 tuổi, Dung lớn lên trong vòng tay của mẹ.

Rồi Trung lại ra với nhà giàn. Hai năm yêu nhau nhưng chỉ gần nhau vài tháng, hai người viết cho nhau hơn 400 lá thư. Tình yêu chín muồi, Trung thông báo với bố, nhưng bố phản đối và muốn con lấy một cô gái ở quê để lúc về già có người chăm sóc, sớm ngày có cháu nội. Tình yêu giữa hai người vượt lên tất cả, càng thắm thiết bền chặt. Bằng sự kiên trì, đôi bạn trẻ đã thuyết phục được bố. Đám cưới được tổ chức ấm áp thắm tình đồng đội giữa bạt ngàn màu áo lính Hải quân

Theo Tiền Phong

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.