Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) được QH thông qua trong ngày làm việc hôm qua (25.11), với một trong những điểm đáng chú ý nhất là quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận - Ảnh: Ngọc Thắng |
Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) được QH thông qua trong ngày làm việc hôm qua (25.11), với một trong những điểm đáng chú ý nhất là quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (các điều 4, 43, 44 và 45). Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Cùng ngày, luật Tố tụng hành chính (sửa đổi) được QH thông qua đã quy định rõ tòa sẽ không giải quyết đối với các khiếu kiện quyết định liên quan đến bí mật nhà nước hay quyết định mang tính nội bộ của cơ quan tổ chức.
|
Cụ thể, cấm các hành vi tra tấn, truy bức, dùng nhục hình, các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Ngoài ra, luật nghiêm cấm các hành vi cản trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân, thực hiện quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, tiếp xúc lãnh sự, khiếu nại, tố cáo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ khác của công dân...
Cũng trong hôm qua, luật Trưng cầu ý dân đã được QH thông qua gồm 8 chương, 52 điều, có hiệu lực thi hành từ 1.7.2016.
Theo đó, những vấn đề được QH xem xét, quyết định trưng cầu ý dân gồm: toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước hoặc vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.
Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu và có hiệu lực kể từ ngày công bố. Mọi cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng kết quả trưng cầu ý dân.
Bình luận (0)