Tòa án là nơi công lý được thực thi, thế nhưng tòa cũng làm sai luật thì làm sao quyền lợi của công dân được bảo vệ. Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi Thanh Niên ngày 29.11 đăng bài Tòa 'ngâm' án.
Vô phúc đáo tụng đìnhÔng bà đã nói rồi, “vô phúc đáo tụng đình” mà. Nếu đi kiện thì phải luyện đôi chân cho khỏe và tinh thần phải dẻo dai. Người dân mà làm sai thì sẽ bị xử phạt, vậy nếu tòa “ngâm” án, vi phạm thời hạn xét xử thì ai sẽ xử lý? Lẽ ra, luật pháp phải có quy định cho người dân có quyền kiện đòi tòa bồi thường thiệt hại nếu tòa vi phạm thời hạn xét xử. Nhưng rồi ai sẽ đi xử tòa đây? Chính quyền các cấp trên cao có thấu hiểu nỗi khổ của người dân hay không?
(luongtrunghn@yahoo.com)
Sai phạm
Luật quy định về thời hạn xét xử rất rõ ràng, thế nhưng tình trạng tòa ngâm án, kéo dài thời gian xét xử, vi phạm tố tụng lại diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng này, theo tôi là do pháp luật chưa nghiêm, việc cán bộ tòa ngâm án diễn ra khá nhiều nhưng rất ít ai bị xử lý nên nó đã trở thành chuyện thường ngày. Thiết nghĩ, pháp luật cần phải có những quy định chế tài nghiêm khắc, xử lý nghiêm cán bộ làm sai, có như vậy thì tình trạng vi phạm tố tụng này mới chấm dứt.
(kukot123@yahoo.com)
Nhiều lý do
Tòa thường đưa ra nhiều lý do như nhiều án, tình tiết phức tạp, nhiều vấn đề cần phải xác minh lại... để “hành” đương sự. Có những vụ án kéo dài nhiều năm trời, đi tới đi lui nhiều lần, đến khi tòa đưa ra xét xử dù có thắng kiện cũng không thể bù đắp lại số tiền chi phí đã bỏ ra để theo đuổi vụ kiện. Bởi vậy, người dân chỉ khởi kiện nhau ra tòa khi không còn cách nào khác mà thôi. Mong nhà nước có biện pháp cải cách, chấm dứt tình trạng này để pháp luật được tôn trọng hơn.
(Q.10, TP.HCM)
Hải Nam |
(tổng hợp)
>> Ba ngành bắt tay cam kết giảm án oan
>> 10 năm thụ án oan giết người
>> Tòa án xin lỗi người bị kết án oan
>> Ai sẽ bồi thường cho người thụ án oan?
>> Vụ 10 năm thụ án oan giết người: Viện KSND tối cao thừa nhận có sai sót
Bình luận (0)