Ông Nurak Marpraneet, một trong tám thẩm phán, tuyên bố: “Tòa án bác bỏ mọi kiến nghị”.
Quyết định sẽ làm hạ nhiệt căng thẳng chính trị gia tăng tại Thái Lan trong những ngày qua, theo Reuters.
|
Phán quyết được theo dõi sát sao bởi nó có thể mở ra một chương bạo lực mới trong sự chia rẽ chính trị tồn tại bảy năm qua tại Thái Lan giữa phe bảo hoàng - "áo vàng", tại Bangkok và phe “áo đỏ” tại vùng nông thôn.
Phe bảo hoàng đầy quyền lực đã chống mọi sự thay đổi bản hiến pháp ban hành vào năm 2007 dưới thời kỳ cầm quyền của chính phủ được giới quân đội ủng hộ.
Phe đối lập tố cáo việc thay đổi hiến pháp có thể làm xói mòn chế độ quân chủ được sùng kính tại Thái Lan. Trong khi đó, các nhà làm luật thuộc đảng cầm quyền Pheu Thai (Đảng Vì nước Thái) cho rằng bản hiến pháp phi dân chủ vì nó được ban hành sau cuộc đảo chính quân sự năm 2006.
Đảng cầm quyền có thể đối mặt với việc bị giải tán nếu phán quyết được đưa ra theo chiều hướng khác.
Trong năm năm qua, tòa án đã hai lần giải tán đảng cầm quyền tại Thái Lan, vì thế những người ủng hộ đảng Pheu Thai đã bắt đầu tụ tập gần trụ sở quốc hội, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.
Tòa án khẳng định quốc hội chỉ có thể sửa đổi hiến pháp theo từng phần và cần phải có một cuộc trưng cầu dân ý mới có thể xúc tiến viết lại toàn bộ hiến pháp.
Đảng Pheu Thai do Thủ tướng Yingluck Shinawatra, em gái của cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra, lãnh đạo.
Ông Thaksin bị lật đổ trong cuộc đảo chính vào tháng 9.2006 và hiện sống lưu vong tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất).
Quan hệ thù địch giữa người ủng hộ ông Thaksin và phe đối lập, tức phe “áo đỏ” và phe “áo vàng”, thường là nguyên nhân gây ra bất ổn chính trị tại Thái Lan trong những năm qua.
Sơn Duân
>> Thái Lan ân xá công dân Mỹ phạm tội khi quân
>> Quân đội Thái Lan bênh vực lính
>> Thái Lan: Phe áo đỏ thu thập chữ ký chống tòa hiến pháp
>> Thái Lan lại cảnh báo đảo chính
>> 111 chính trị gia Thái Lan mãn hạn cấm hoạt động
>> Thái Lan tăng cường an ninh trước tin đồn đảo chính
Bình luận (0)