Phía sau thương vụ khổng lồ này là ê kíp “không có hạng hai” - một yếu tố trọng yếu bảo chứng cho hành trình thịnh vượng của cư dân thành Rome.
Không có hạng hai
“Phát triển bền vững phải bắt đầu từ “phát triển có trách nhiệm”, giữ gìn thành tựu của thế hệ đi trước, kiến tạo giá trị tốt hơn cho thế hệ tương lai. Và cái giá của phát triển bền vững không bao giờ là rẻ”, đó là triết lý kinh doanh của CEO xanh Lưu Thị Thanh Mẫu, đã được thị trường kiểm chứng qua hàng loạt dự án Eco Village, Eco Sun, Eco Town, Làng Sen Việt Nam hay dòng căn hộ xanh chính phẩm quốc tế Diamond Lotus.
Đối với Rome, một dự án mặc định cho phân khúc hạng sang, giá trị bền vững được cộng hưởng thêm tính năng “vượt trội khác thường” từ thiết kế đến vật liệu xây dựng, tiện ích, tiêu chuẩn an toàn, quản lý vận hành để tạo thành một khối kiến trúc đồ sộ kỳ vĩ hạng nhất bán đảo phía đông.
Khởi nguồn phải kể đến cái bắt tay hợp tác giữa Phúc Khang và “ông trùm” ngành xây dựng - Coteccons. Đại diện Coteccons tiết lộ, chỉ riêng việc tái hiện kiến trúc La Mã vào tòa nhà, chi phí xây dựng đã cao hơn từ 15 - 20%. Chưa kể đến đường nét kiến trúc cũng cần đến đội ngũ nghệ nhân lành nghề.
Trở thành đối tác của Phúc Khang đảm nhiệm Quản lý vận hành, CEO CBRE - đơn vị hàng đầu về quản lý vận hành trên toàn thế giới - bà Đặng Phương Hằng không giấu niềm vui song cũng bày tỏ nhiều trăn trở. Bà Hằng cho biết Rome không chỉ có lối kiến trúc khác biệt với đại đa số các công trình tại Việt Nam mà còn đáp ứng 3 tiêu chuẩn xanh. Mặc dù là bài toán thách thức của doanh nghiệp song điều này sẽ giúp cư dân tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng ít nhất 20%, nâng cao sức khỏe, thanh lọc cơ thể và không gian sống hoàn toàn lành mạnh dù đang đứng giữa trung tâm sôi động bậc nhất TP.HCM. Mặt khác, tuổi thọ của tòa nhà cũng được lưu giữ bền bỉ qua thời gian.
Không chỉ có Coteccons, CBRE, đối tác thiết kế cảnh quan - Công ty Landmarks, thiết kế kiến trúc - Công ty Mai-Archi, đối tác nội thất: Mitshubishi, Schneider, Daikin, Aiphone, Bosch, Grohe, Hafele, Vĩnh Tường, Jotun, An Cường, SJLite,…đều cho rằng, quy chuẩn của Rome nổi bật và “khó nhằn” hơn hẳn công trình thông thường.
“Độ khó càng cao kết hợp với ê kíp hàng đầu sẽ cho ra sản phẩm có giá trị vượt thời gian. Đây chính là quyền lợi tối cao mà cư dân thành Rome được thừa hưởng”, chuyên gia thiết kế cảnh quan Kevin Mark, CEO Landmarks trải lòng.
Triết lý 3 Xanh - 1 An
“Xanh hóa” đang trở thành slogan và kim chỉ nam quen thuộc trong các chiến dịch truyền thông của nhiều dự án tại Việt Nam. Tuy nhiên khái niệm này hầu như chỉ dừng lại ở yếu tố cây xanh, mặt nước. Việc áp dụng và được cấp chứng nhận tiêu chuẩn xanh trở thành “hiện tượng xưa nay hiếm”.
|
Bằng thủ pháp độc đáo, Rome tự hào trở thành căn hộ đầu tiên xác lập kỷ lục áp dụng cả 3 chứng chỉ: Leed (tiêu chuẩn xanh Mỹ, dựa trên 6 tiêu chí: năng lượng, vật liệu, nước, sức khỏe và tiện nghi, sinh thái và môi trường, cộng đồng và quản lý), Lotus (tiêu chuẩn xanh Việt Nam, hướng đến cân bằng cộng đồng và ứng phó biến đổi khí hậu), Green Mark (tiêu chuẩn xanh bền vững của Singapore hướng tới hiệu suất tòa nhà và tác động đến môi trường). Đơn vị đồng hành cùng Phúc Khang trong hành trình xanh chính là Green Việt, công ty tư vấn trong lĩnh vực xây dựng bền vững và công trình xanh.
Thượng tuần tháng 12, Rome tiếp tục xác lập thêm kỷ lục mới khi công bố UL - đơn vị hàng đầu thế giới về tiêu chuẩn an toàn phòng chống cháy nổ sẽ chính thức trở thành đối tác chiến lược đảm nhiệm an toàn cho tòa thành. Theo đó, lần đầu tiên, chứng chỉ an toàn cao nhất chuẩn khách sạn 5 sao quốc tế được áp dụng trong căn hộ Việt Nam.
Với độ chịu chi và ê kíp thuộc hàng “đinh”, Rome khiến công chúng phải ngã mũ thán phục, y như cách hai cậu con trai sinh đôi Romulus và Remus của thần Mars thu phục đế chế La Mã, tạo ra tòa Rome từ 2.800 năm trước.
Chẳng bao lâu nữa, ngay mặt tiền đại lộ Mai Chí Thọ, Rome sẽ vươn vai trở thành “gã khổng lồ”, đại diện cho niềm tự hào của cư dân - thế hệ sẽ thừa hưởng trọn vẹn báu vật di sản thế giới - xanh - bền vững.
Bình luận (0)