Không phải cái gì cũng cần thử!

25/07/2015 10:17 GMT+7

Có những việc nên thử, nhưng nếu như tất cả cái gì cũng đem ra thử thì thật nguy hiểm. Vả lại, đời sống hôn nhân là một thực thể không bao giờ đứng yên. Vì thế, người mà chúng ta nghĩ là tốt nhất cho mình ngày hôm nay có thể là người dưng với ta vào ngày mai.

Có những việc nên thử, nhưng nếu như tất cả cái gì cũng đem ra thử thì thật nguy hiểm. Vả lại, đời sống hôn nhân là một thực thể không bao giờ đứng yên. Vì thế, người mà chúng ta nghĩ là tốt nhất cho mình ngày hôm nay có thể là người dưng với ta vào ngày mai.

Ảnh: ShutterstockChúng ta không cần phải quá khắt khe với những người sống thử nếu như họ đã trưởng thành - Ảnh minh họa: Shutterstock
 
Bầu chọn
Theo bạn, có nên chung sống trước hôn nhân?
Có phải cái gì cũng cần thử hay không?
Tất nhiên là chúng ta cần phải thử, thử nhiều là đằng khác, nhưng nếu như lập luận rằng cái gì cũng cần phải thử thì tôi e rằng không ổn. Bản chất của việc thử một chiếc áo, mua một bịch trái cây khác hẳn với việc “sống thử”. Nếu như so hai hành động này chẳng khác nào đem so sánh một quả cam với một quả chanh. Trong một xã hội hiện đại, con người thường được trao những quyền căn bản để làm những gì mình muốn. Từ đây, chúng ta thường có suy nghĩ rằng mình được tự do nhưng suy cho cùng sự tự do đó cũng chỉ có giới hạn. Mỗi cá nhân trong xã hội đều được mong đợi rằng: phải biết suy tính trước sau khi thực hiện một hành động nào đó và nên tránh xa (tức là không nên “thử” dù chỉ một lần) những việc làm xấu xa (ví dụ như thử ma túy) vốn đang hiện diện trong xã hội
Chúng ta có quyền “sống chung” nhưng hãy sống khi đã trưởng thành
Nếu cho rằng khi sống chung người ta sẽ tỏ tường những tính cách của nhau để từ đó có sự chọn lựa cho đúng thì chưa chắc. Bản chất của hôn nhân vốn được thiết lập nên từ những mối quan hệ giữa hai người, trong đó có sức hút đặc biệt của yếu tố giới tính và sự choáng ngợp về nhau. Không ai dám chắc chắc rằng cả hai người sẽ thực hiện theo phương châm như là “anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em” cũng như họ sẽ không cảm thấy nhàm chán về nhau. Do đó, cũng đừng nên quá kỳ vọng rằng khi sống chung trước hôn nhân, ta sẽ tìm được người phù hợp nhất với mình.
Đầu tiên, tôi cho rằng“sống thử” là không ổn xét về mặt khái niệm. Khái niệm “thử” dễ gây cho người đọc cảm giác không “thật”. Xét về mặt hành vi, “sống thử” nhưng thực tế tất cả những hành vi của một cặp đôi đều là hành động thật. Về bản chất, có thể xem đây như một cuộc hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Thay vào đó, tôi cho rằng nên chọn khái niệm là “sống chung trước hôn nhân” thì có vẻ hợp lý hơn.
Về xu hướng chung, xã hội hiện đại cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ sống chung trước hôn nhân tăng lên. Điều này phản ánh sự vận động của xã hội cũng như quyền tự do của cá nhân. Ví dụ, theo phóng viên Elizabeth Lopatto của hãng tin  Bloomberg, một khảo sát của Trung tâm Phòng và Kiểm soát dịch bệnh ở Mỹ được tiến hành năm 2013 trên 12.279 phụ nữ tuổi từ 14-49 tại San Francisco cho thấy, có 3/4 hiện đang sống chung trước hôn nhân. Tuy nhiên, chỉ có 40% trong số đó đi đến hôn nhân trong vòng ba năm, 1/3 chọn giữ cách tiếp tục sống chung và 27% số cặp sẽ “giải tán”. Từ đây, tôi cho rằng sống chung là một hiện tượng xã hội không thể không có, bởi đây là bản chất của đời sống hiện đại.
Tuy nhiên, nếu vì điều đó mà lại khuyến khích ai cũng nên, hay có thể “thử” thì tôi cho rằng sẽ nguy hiểm. Bởi, giới trẻ bây giờ trưởng thành sớm hơn, độ tuổi yêu đương cũng sớm. Nhưng cũng cần nhớ rằng việc thiếu hụt kỹ năng sống (trong đó có cả chuyện yêu đương) lẫn kiến thức về mặt giới tính là vấn nạn trong xã hội chúng ta. Từ sống chung, có thể dẫn đến những hiện tượng bạo hành, mang thai ngoài ý muốn, phá thai.v.v... mà xã hội đã nhiều lần đánh động.
Mặt khác, nếu cho rằng khi sống chung, người ta sẽ tỏ tường những tính cách của nhau để từ đó có sự chọn lựa cho đúng thì chưa chắc. Bản chất của hôn nhân vốn được thiết lập nên từ những mối quan hệ giữa hai người, trong đó có sức hút đặc biệt của yếu tố giới tính và sự choáng ngợp về nhau. Không ai dám chắc chắc rằng cả hai người sẽ thực hiện theo phương châm như là “anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em” cũng như họ sẽ không cảm thấy nhàm chán về nhau. Do đó, cũng đừng nên quá kỳ vọng rằng khi sống chung trước hôn nhân, ta sẽ tìm được người phù hợp nhất với mình.
Ảnh: ShutterstockBản chất của hôn nhân vốn được thiết lập nên từ những mối quan hệ giữa hai người, trong đó có sức hút đặc biệt của yếu tố giới tính và sự choáng ngợp về nhau - Ảnh: Shutterstock
Một điều mà cá nhân khi muốn sống chung trước hôn nhân cũng cần phải tính đến đó là cảm giác thuộc về. Một cảm giác xuất phát từ sự mong muốn chiếm hữu đối với người khác. Trong mối quan hệ này, phụ nữ thường sẽ là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi hơn khi sống chung trước hôn nhân. Nền văn hóa Việt Nam cộng với định kiến về giới sẽ là rào cản lớn nhất cho con đường phía trước của những người phụ nữ đã từng sống chung nhưng sau đó chia tay. Với đàn ông lại khác, những áp lực cho họ lại rất nhẹ. Sẽ có những người phụ nữ vượt qua rào cản này nhưng thử hỏi số này có nhiều hay không? Trong bối cảnh việc giáo dục kỹ năng không được xem trọng, giáo dục giới tính thì sợ “vẽ đường cho hươu chạy”, định kiến và sự bất công xã hội còn phổ biến thì sống thử đôi khi chỉ đem lại cho con người thiệt hại nhiều hơn là lợi ích.
Theo tôi, tranh luận rằng có nên sống chung trước hôn nhân hay không là một cuộc tranh luận không có hồi kết bởi đây là sự lựa chọn của cá nhân. Những nhận xét của người ngoài chỉ là sự phán đoán giá trị đối với người khác mà thôi. Từ tất cả những nhận định trên, tôi cho rằng chúng ta không cần phải quá khắt khe với những người sống thử kể cả những người dự định thử nếu như họ đã trưởng thành. Nhưng chúng ta cũng không cổ xúy hoặc khuyên là nên thử. Hãy để cho mọi thứ diễn ra theo trật tự của nó. Tức là, gia đình và nền giáo dục làm nhiệm vụ dạy kỹ năng - kiến thức để giới trẻ trưởng thành (về mặt sinh học lẫn xã hội), giới trẻ cứ lớn lên và yêu nhau, xã hội trình diện những bộ mặt khác nhau của đời sống hôn nhân. Trong một xã hội trưởng thành, người ta sẽ biết đâu là việc nên hoặc không nên làm cũng như cách vượt qua. Tuy nhiên, đây hình như là sự mong đợi của tôi cho thì tương lai.
Còn với xã hội Việt Nam đương đại, cứ thử đi rồi sẽ thấy!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.