Bloomberg trích thông tin từ ba quan chức giấu tên, thạo tin cho hay Tổng thống Nga sẽ dùng thông điệp hằng năm của ông tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg để kêu gọi bình thường hóa quan hệ giữa nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới và khối thương mại lớn nhất thế giới. Thủ tướng Ý Matteo Renzi và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker là hai trong số các nhân vật tham dự sự kiện đầu tư này.
Các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và EU áp đặt lên Nga vì xung đột Ukraine, đi cùng với đợt sụt giá hàng hóa, đã gây ra thời đoạn suy thoái dài nhất ở Nga trong hai thập niên qua. Dù Nga không mong đợi bất kỳ sự tiến bộ nhanh chóng nào về chuyện dỡ bỏ lệnh trừng phạt, ông Putin hy vọng rằng sẽ có ánh sáng cuối đường hầm, hai quan chức thạo tin cho hay.
“Có một số nước ở châu Âu đang nóng lòng muốn quay lại phần nào hoạt động kinh doanh bình thường, phía Nga phát hiện ra tình cảm này rất tốt và hiện tung ra một chính sách ngoại giao rất thông minh”, giám đốc cấp cao Joerg Forbrig thuộc quỹ German Marshall của Mỹ ở Berlin (Đức) nhận định.
Giới chức châu Âu cho hay các biện pháp trừng phạt từ EU sẽ hết hiệu lực từ ngày 31.7 và cần thiết có một cuộc bỏ phiếu nhất trí để kéo dài lệnh trừng phạt thêm sáu tháng.
Hồi tháng trước, Đức - quốc gia đóng vai trò hàng đầu trong việc tập hợp khối 28 nước thành viên đằng sau biện pháp trừng phạt - cho hay có các trở ngại gia tăng đối với các biện pháp này. Đây là điều làm tiêu tốn hàng tỉ EUR lợi nhuận của các nhà xuất khẩu châu Âu vì Nga cũng có biện pháp trả đũa nhằm vào thực phẩm từ EU.
Tại Mỹ, nơi mà Tổng thống Barack Obama sẽ rời ghế vào tháng 1 năm sau, ứng viên tổng thống thuộc đảng Cộng hòa Donald Trump đã và đang nhắc đến các bước giải quyết khác biệt với nước bạn.
|
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy mới đây kêu gọi ông Putin đi bước đầu tiên, bằng cách bắt đầu loại bỏ rào cản trả đũa mà Nga áp đặt lên thực phẩm nhập khẩu từ EU. Ông Sarkozy, người có thể ra tranh cử vào năm 2017, gặp nhà lãnh đạo Nga vào đêm trước Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg.
Tổng thống Nga không có kế hoạch nhượng bộ để mở khóa quá trình hòa bình trì trệ ở Ukraine - yếu tố là nguyên nhân ngăn trở việc nới lỏng lệnh trừng phạt. Thay vào đó, ông Putin sẽ tập trung vào các cơ hội ở Nga dành cho doanh nghiệp ngoại, và dự báo tình hình kinh tế sáng sủa hơn với dự trữ ổn định, lạm phát thấp, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 4% và cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Ngân hàng Trung ương Nga cuối tuần trước vừa giảm lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong một năm, cho hay nền kinh tế sắp phục hồi tăng trưởng. Ngân hàng dự báo GDP tăng 1,4% trong năm 2017, và 2% năm 2018. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong tháng 5 dự báo sự phục hồi nhẹ của Nga trong trung hạn, với tốc độ tăng trưởng kinh tế dài hạn là 1,5%/năm.
Như mọi năm, ông Putin sẽ tái khẳng định cam kết cải thiện môi trường kinh doanh thông qua việc giảm phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt, nâng cao năng suất và quy định pháp luật, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng phát triển ngành công nghiệp công nghệ. Các cam kết trên phai mờ trong những năm gần đây. Theo IMF, nếu chúng chưa thành hiện thực, nỗ lực nâng đáng kể tăng trưởng kinh tế Nga sẽ thất bại.
tin liên quan
EU có thể từng bước dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế NgaNgoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier vừa để ngỏ khả năng Liên minh châu Âu (EU) “từng bước” giảm các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Bình luận (0)