Tại cuộc họp, phóng viên đã đề nghị người phát ngôn xác nhận thông tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đi thăm Mỹ vào cuối tháng 5 năm nay, cũng như trọng tâm của chuyến thăm, khả năng thoả thuận hợp tác nào trong lĩnh vực quân sự đặc biệt là việc mua sắm vũ khí.
Trả lời câu hỏi này, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có thư mời Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Mỹ. Nội dung cụ thể của chuyến thăm đang được hai bên thu xếp.
Trả lời câu hỏi này, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có thư mời Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Mỹ. Nội dung cụ thể của chuyến thăm đang được hai bên thu xếp.
Tại họp báo bà Lê Thị Thu Hằng đã tuyên bố Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ lệnh đánh bắt cá do Trung Quốc đơn phương áp đặt từ 1.5 - 16.8. Trước đó theo báo chí Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp nước này đã đơn phương thực thi lệnh cấm đánh bắt cá kéo dài trên 3 tháng ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
tin liên quan
Liên Hợp Quốc lo lắng vì lời mời ông Duterte đến Nhà TrắngNhà Trắng hiện đang bảo vệ quyết định mời tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đến Washington của tổng thống Donald Trump, với lý do ông Trump đang củng cố sự đoàn kết trong vấn đề Triều Tiên.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao nhấn mạnh: Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa, cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982.
“Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ quyết định đơn phương này của Trung Quốc vì đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan”, bà Lê Thị Thu Hằng nói.
Cũng theo người phát ngôn, quyết định này của Trung Quốc đồng thời đi ngược lại với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, không phù hợp với xu thế phát triển quan hệ giữa hai nước trong bối cảnh hiện nay, không có lợi cho việc duy trì xu thế hòa bình và ổn định ở khu vực.
Bình luận (0)