Theo CNN, khoảng 40 triệu người Mỹ theo dõi Tổng thống Donald Trump trình bày thông điệp liên bang, bắt đầu từ 9 giờ sáng 31.1 (giờ VN) và kéo dài hơn 80 phút. Nhà lãnh đạo chủ yếu tái khẳng định những quan điểm lâu nay về những vấn đề nóng bỏng như nhập cư, thương mại và an ninh.
tin liên quan
Tổng thống Trump xem chấm dứt bảo lãnh 'gia đình mở rộng' là trụ cột cải cách nhập cưTrong bối cảnh chính trường và xã hội Mỹ vẫn còn đầy chia rẽ, Tổng thống Trump kêu gọi: “Chúng ta hãy bỏ qua bất đồng, tìm kiếm quan điểm chung và đạt được sự đồng lòng cần thiết để phụng sự cho những người đã bỏ phiếu giúp chúng ta đắc cử”. Tuy nhiên, diễn biến trong khán phòng ở Hạ viện Mỹ cho thấy tạo đồng thuận và đoàn kết vẫn còn là nhiệm vụ khó khăn cho chủ nhân Nhà Trắng. Khi mới bắt đầu, tư thế đứng của Tổng thống Trump khá ổn định, nhưng vài phút sau ông xoay hẳn về phía trái, nơi các nghị sĩ Cộng hòa liên tục đứng dậy vỗ tay nhiệt liệt sau mỗi lần nhà lãnh đạo dứt câu.
|
tin liên quan
Thông điệp liên bang đầu tiên của Tổng thống TrumpTheo lệ, sau mỗi thông điệp liên bang của tổng thống, chính đảng đối lập sẽ cử đại diện đưa ra phát biểu đáp trả. Lần này, đảng Dân chủ chọn hạ nghị sĩ Joe Kennedy III, cháu nội cố thượng nghị sĩ Robert F.Kennedy (em trai Tổng thống John F.Kennedy).
CNN dẫn lời ông Kennedy III, 38 tuổi, chỉ trích những luận điểm của Tổng thống Trump, lên tiếng bảo vệ dân nhập cư và những giá trị đóng vai trò nền tảng cho chính sách của đảng Dân chủ. Trong quá khứ, các chính khách Nancy Pelosi và Paul Ryan đều từng đáp trả thông điệp liên bang của tổng thống trước khi trở thành Chủ tịch Hạ viện.
Ý định chấm dứt việc bảo lãnh cha mẹ, anh em
Trong thông điệp liên bang, Tổng thống Donald Trump đặc biệt xoáy vào cải cách di trú và phần có thể gây ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với người nước ngoài chính là hạn chế diện đoàn tụ gia đình (Nhà Trắng dùng cụm từ “di trú dây chuyền”). “Theo hệ thống hiện thời, một người nhập cư hầu như có thể bảo lãnh không giới hạn số bà con xa. Kế hoạch mới của chúng ta là chỉ tập trung vào gia đình trực tiếp bằng cách giới hạn quyền bảo lãnh cho vợ chồng và con nhỏ”, nhà lãnh đạo nhấn mạnh. Hiện kế hoạch này vẫn còn phải chờ 2 đảng trong quốc hội đạt được thỏa hiệp để xây dựng thành luật.
Theo hệ thống hiện tại, công dân Mỹ có thể xin bảo lãnh cho người hôn phối, con cái, cha mẹ và anh chị em. Người có thẻ xanh có thể xin bảo lãnh cho người hôn phối, con cái chưa kết hôn và dưới 21 tuổi, hoặc một đứa con chưa kết hôn ở bất cứ độ tuổi nào. Anh em họ hay những người họ hàng xa không thể được bảo lãnh. Theo CBS, tính đến ngày 1.11.2017, có 4 triệu người đang “xếp hàng” chờ duyệt hồ sơ theo dạng đoàn tụ gia đình.
|
Bình luận (0)