Vững vàng trước sóng gió
Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng nổ trên toàn cầu đã ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội đất nước, trong đó có hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh khó khăn đó, VPBank đã nỗ lực, quyết tâm và thực hiện thành công “nhiệm vụ kép”, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục, an toàn, chất lượng; vừa chung tay cùng cả nước phòng, chống dịch, vượt qua khó khăn.
Tính đến ngày 31.12.2020, tổng tài sản của VPBank đạt hơn 419 nghìn tỉ đồng, tăng 11,1% so với cuối năm 2019. Tổng huy động khách hàng và phát hành giấy tờ có giá hợp nhất đạt hơn 296 nghìn tỉ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận trước thuế năm 2020 tăng 26,1% so với năm 2019.
Bên cạnh đó, các tỷ lệ an toàn của VPBank tiếp tục được duy trì ở mức tốt. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng đạt trên 11% theo tiêu chuẩn Basel II, cao hơn mức quy định tối thiểu 8% của Ngân hàng Nhà nước. Nợ xấu được kiểm soát tốt ở mức dưới 3% qua đó đảm bảo sự an toàn, chắc chắn và ổn định cho ngân hàng trước những rủi ro, bất trắc của thị trường.
Ngâng hàng cũng đã có bước phát triển đột phá trong hoạt động ngân hàng số, trở thành ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu lần thứ 3 bằng việc chính thức ra mắt dịch vụ ngân hàng số VPBank Online hoàn toàn mới; triển khai các hoạt động thanh toán đa kênh tích hợp, cung cấp trải nghiệm liền mạch, thống nhất cho khách hàng trên các phương tiện điện tử và thiết bị di động.
Với những chỉ số kinh doanh vượt trội, VPBank tiếp tục duy trì vị thế là doanh nghiệp có quy mô nộp ngân sách nhà nước lớn nhất năm 2020 với 1.655 tỉ đồng, tăng gần 70 tỉ đồng (4%) so với năm 2019, tiếp tục giữ vững vị trí trong nhóm các ngân hàng tư nhân vượt trội và được Moody’s xếp hạng tín nhiệm ở mức B1 - Ổn định. Mã cổ phiếu VPB vượt lên trở thành cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng ổn định trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chung tay vì cộng đồng
Với tinh thần “Vì một Việt Nam thịnh vượng”, VPBank đã tiên phong, chủ động, tích cực triển khai đồng bộ và mạnh mẽ các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp bởi dịch bệnh Covid-19, ảnh hưởng của bão lũ tại miền Trung cũng như xâm nhập mặt tại đồng bằng sông Cửu Long.
Cụ thể, ngay khi dịch bệnh bùng phát đầu tháng 2 năm ngoái, VPBank lập tức hạ lãi suất cho gần 110 nghìn khách hàng với tổng dư nợ gần 52 nghìn tỉ đồng, trong đó mức lãi suất hỗ trợ giảm từ 0,05% tới 4,7%. Đặc biệt, ngân hàng đã linh hoạt trong quy trình phân loại, xử lý hồ sơ để là một trong những ngân hàng đầu tiên nhanh chóng rút ngắn quy trình hỗ trợ khách hàng cơ cấu nợ, giãn nợ từ bình quân 4 ngày trước dịch xuống chỉ còn 4 tiếng đồng hồ.
Mặt khác, VPBank còn tích cực tham gia các chương trình an sinh xã hội với đa dạng các hoạt động như ủng hộ tiền phòng chống Covid-19 cho Chính phủ và các địa phương, tặng 1.000 suất quà cho các chiến sĩ biên phòng Cao Bằng, tặng 2 xe cứu thương cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa; xây dựng dự án chuyển đổi mô hình kinh doanh cho cộng đồng tiểu thương trên toàn quốc…
|
Các hoạt động thể thao - văn hóa như giải chạy VPBank Hanoi Marathon ASEAN 2020, sự kiện âm nhạc “Vui lên Việt Nam”, VPBank Private Concert “Vườn Thịnh Vượng”, chiến dịch đặc biệt “Tết cách ly - Không cách lòng” dịp Tết cổ truyền 2021… đã góp phần gia tăng giá trị tinh thần cho người dân Việt Nam, đưa hình ảnh của VPBank đến gần hơn với công chúng.
Nhờ những đóng góp không mệt mỏi cả trên tất cả các lĩnh vực, giá trị thương hiệu của VPBank trong bảng xếp hạng đã tăng 41%, lên mức 502 triệu USD (so với 354 triệu USD năm 2019) và tăng gấp 9 lần kể từ lần định giá đầu tiên ở mức 56 triệu USD 5 năm trước đó.
Theo ông Lại Tiến Mạnh - đại diện Brand Finance tại Việt Nam, giá trị thương hiệu của VPBank năm nay có sự cải thiện lớn khi từ Top 300 (năm 2020) lên Top 250 (năm 2021) không phải tự nhiên mà có. Đó là nhờ một phần vào hiệu ứng lan tỏa tinh thần tích cực của VPBank năm vừa qua ở tất cả lĩnh vực. Sự lan tỏa này giúp cải thiện chỉ số sức mạnh thương hiệu BSI (Brand Strength Index) và qua đó, đóng góp tích cực cho sự gia tăng giá trị thương hiệu của VPBank vừa được công bố.
“Ngoài ra cũng không thể không nhắc đến các chỉ số ấn tượng trong hoạt động kinh doanh của VPBank đã tác động không nhỏ đến công thức định giá của Brand Finance, vốn dựa trên dự báo tăng trưởng do Bloomberg công bố. Khi con số thực tế cao hơn kỳ vọng thì công thức của Brand Finance sẽ tự động thay đổi, kể cả số tăng trưởng kỳ vọng những năm tiếp theo. Có lẽ đây là động lực chính cho sự tăng trưởng ngoạn mục về giá trị thương hiệu của VPBank thời gian qua. Mong rằng VPBank sẽ giữ được đà tăng trưởng này để lọt vào nhóm 1 trong 3 ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam vào năm 2022”, ông Mạnh cho biết thêm.
Bình luận (0)