Cấp ẩm, giữ ẩm và làm mềm da là 3 chu trình khác nhau của quá trình dưỡng ẩm cho làn da. Trong đó, cấp ẩm là chu trình nhẹ nhàng và dịu nhẹ nhất, đảm bảo không gây kích ứng da trong lúc sử dụng.
1. Định nghĩa cấp ẩm là gì?
Được nhiều người biết đến với tên gọi khoa học là humectant, hiện nay trên thị trường mỹ phẩm skince đang có rất nhiều thành phần cấp ẩm cho da khác nhau.
Thế nhưng, các thành phần này đều có một đặc điểm giống nhau đó là có gốc hydroxyl (-OH) hoặc hydrophillic để kết hợp với các phân tử nước thông qua liên kết hydro. Từ đó, các humectant sẽ đưa độ ẩm từ nơi có độ ẩm thấp đến nơi có độ ẩm cao để đưa da về trạng thái cân bằng phân tử.
|
2. “Điểm mặt” Top 5 thành phần cấp ẩm cho làn da phổ biến hiện nay
Glycerin
Glycerin là thành phần cấp ẩm được sử dụng phổ biến và lâu đời nhất từ trước đến nay trong mỹ phẩm. Với tên gọi là “glycerin” hoặc “glycerol”, có thể được khai thác từ dầu mỏ thiên nhiên hoặc từ phản ứng hóa học giữa dầu và chất béo. Chúng tồn tại ở dạng chất lỏng, trong suốt, không mùi. Một điều đáng chú ý đó chính là khi sử dụng sản phẩm có nồng độ glycerin càng cao thì sẽ tạo cảm giác nhớt dính trên da và đây cũng là nhược điểm lớn nhất của thành phần cấp ẩm glycerin.
Propylene glycol
Vốn được mệnh danh là “người anh em” của glycerin, nên đặc tính của thành phần cấp ẩm này khá giống glycerin, nhưng propylene glycol lại chỉ chứa 2 nhóm -OH, nhằm khắc phục tình trạng nhờn rít của glycerin.
Cơ chế hoạt động của propylene glycol như một chất bám dẫn trên da, giúp các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào bên trong da, dễ dàng tương thích với các thành phần khác. Đồng thời, hỗ trợ quá trình dưỡng ẩm cho da trở nên tốt hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, trong mỹ phẩm thành phần cấp ẩm propylene glycol còn là chất bảo quản, giúp tránh các hiện tượng chảy khi quá nóng hoặc đông khi quá lạnh. Mặt khác, nếu sử dụng thành phần cấp ẩm này liều lượng cao, có khả năng chúng sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ da của bạn, cấu trúc tế bào và sợi protein trong da của bạn sẽ bị suy yếu dần.
Hyaluronic acid
Là một trong những thành phần cấp ẩm phổ biến nhất hiện nay, hyaluronic acid có khả năng hút ẩm vượt trội, “ngậm nước” với kích thước to gấp 1.000 so với kích thước ban đầu. Ngoài ra, thành phần cấp ẩm này còn tồn tại trên cơ thể con người với một lượng nhất định nằm trong mô liên kết, và sẽ suy giảm theo thời gian cùng các tác động của môi trường.
Tuy là thành phần cấp ẩm vô cùng “nổi tiếng” nhưng hyaluronic acid vẫn có những khuyết điểm mà chị em cần lưu ý như là vẩy nến, tăng nguy cơ cho các bệnh viêm da, và nhất là làm chậm quá trình làm lành vết thương tự nhiên của cơ thể bạn.
|
Polyethylnene glycol
Polyethylnene glycol hay còn được gọi tắt là PEG - chất hút ẩm có gốc polymer. PEG giúp ổn định độ pH, tạo độ dày cho sản phẩm và hỗ trợ quá trình thẩm thấu vào sâu bên trong da. Thế nhưng, thành phần cấp ẩm này lại có chứa các chất như ethylene oxide, dioxane, polycyclic aromatic và kim loại nặng, theo thời gian dài sử dụng polyethylnene glycol sẽ khiến da bạn dễ bị kích ứng.
Sodium PCA
Cuối cùng là thành phần cấp ẩm sodium PCA - muối của pyrrolidoe carbonic acid được tìm thấy trong da người. Sodium PCA có vai trò cấp ẩm tự nhiên trên bề mặt da bằng các nguồn dẫn ẩm từ sâu bên trong da.
Có thể nói Sodium PCA là một trong những thành phần cấp ẩm tốt nhất trong mỹ phẩm, lành tính cho da, và đảm bảo làn da không bị nhiễm độc ánh sáng. Tuy nhiên, chính vì điều này mà Sodium PCA thường có mặt trong các mỹ phẩm cao cấp do do vậy chi phí khá cao.
Qua bài viết trên đây, hi vọng rằng bạn sẽ hiểu rõ hơn về các thành phần cấp ẩm cho da, phần nào giúp bạn lựa chọn những sản phẩm dưỡng ẩm da tốt nhất, để sở hữu làn da đẹp hoàn hảo, không tì vết.
Bình luận (0)