X Tam Quốc hấp dẫn nhờ vào khả năng tùy biến chiến thuật thuộc vào hàng đa dạng, có chiều sâu nhất trong dòng game gMO thẻ tướng ở thời điểm hiện tại. Đây cũng chính là yếu tố “hút” người chơi bậc nhất, đòi hỏi bạn phải liên tục tìm tòi, hoàn thiện mình.
Vì lẽ đó, bảng xếp hạng Đấu Trường của X Tam Quốc đang chứng kiến sự góp mặt vô cùng phong phú của nhiều “trường phái” thi đấu khác nhac. Kẻ tấn công, người phòng thủ, nhiều người chơi thì lại tìm kiếm sự cần bằng, áp dụng được cho nhiều trường hợp.
Loạt bài viết này sẽ lần lượt giới thiệu, phân tích các đội hình hiệu quả, xuất hiện nhiều nhất trong top bảng xếp hạng của trò chơi. Ở kỳ 2, Thanh Niên Game xin được mang đến hai đội hình đánh “cù nhây”, có khả năng chống chịu và phòng ngự tốt, khác với chiến thuật toàn công trong kỳ 1.
Đội hình 3 tướng cận chiến phòng thủ
Một đội hình 3 tướng cận chiến tiêu biểu trên bảng xếp hạng.
Đây được xem là đội hình quy chuẩn phổ biến nhất trong X Tam Quốc, tuy nhiên, “biến thể” của nó thì lại vô cùng đa dạng. Hiện nay, hướng xây dựng 2 tướng chuyên về phòng thủ, một tướng khống chế cận chiến là cách đánh khó chịu nhất.
Tướng chuyên về phòng thủ được hiểu là những nhân vật có khả năng mang trang bị tăng máu, giáp hiệu quả nhất, không bị phụ thuộc khá nhiều vào chỉ số Võ Lực Trưởng Thành. Bên cạnh đó, những tướng này có tuyệt kỹ thiên về xu hướng phòng ngự. Nghiêm Nhan, Mạch Hoạch, Trương Liêu, Hạ Hầu Đôn, Trương Phi… là những vị tướng tiêu biểu của ngạch sức mạnh này.
Rất nhiều người chơi TOP đầu bảng xếp hạng sử dụng đội hình 3 tướng cận chiến.
Nếu cả ba vị tướng đỡ đòn này đều có khả năng khống chế, và một trong hai vị tướng ở hàng sau sở hữu kỹ năng hồi máu, thì đội hình này trở nên “dai như giẻ rách” và vô cùng khó xuyên phá. Nếu trận đánh kéo dài, xác suất chiến thắng của đội hình này là vô cùng lớn, nhờ sức chống chịu hơn người.
Tuy nhiên, điểm làm nên sự khác biệt giữa những “bộ óc chiến thuật” khi triển khai đội hình lại nằm ở cách dùng, cách bố trí 2 vị tướng ở hàng sau cùng. Nếu như sự hiện diện của một tướng hồi máu là điều bắt buộc, thì vị trí còn lại nhất định phải dành cho nhân vật có sát thương Ma Pháp “khủng”, phải được đầu tư trang bị và điểm kỹ năng tận răng – đây chính là át chủ bài dùng để kết liễu trận đấu.
Cách bố trí đội hình
Hàng sau (Hậu) nên có ít nhất một hồi máu “khủng” là Tiểu Kiều hoặc Hoa Đà, Tiểu Kiều có thể sở hữu dễ dàng trong lần nạp đầu tiên. Vị tướng hàng sau thứ hai, nếu không thể tìm được nhân vật có khả năng “chưởng” Ma Pháp, bạn có thể tăng cường thêm một vị trí buff máu.
Ba tướng hàng trên nên thuần túy là tướng chịu đòn, nếu bạn có 1 hồi máu và 1 sát thương khủng ở đằng sau. Bằng không, có thể nhét một vị tướng sát thương cận chiến vào đội hình, với điều kiện phải trang bị đồ tăng % máu.
Trong đội hình này, không nên đặt tướng ở ví trí tiên phong (Tiền) mà hãy đặt đồng đều 3 người ở hàng Trung.
Cách khắc chế
Do đội hình này rất đa dạng, nên việc khắc chế hoàn toàn phụ thuộc vào từng tình huống khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung sức mạnh của những người chơi sử dụng đội hình này nằm ở vị trí sát thương Ma Pháp tầm xa. Đây chính là “huyệt đạo” mà bạn cần quan tâm.
Đội hình 4 tướng cận chiến phòng thủ
Đội hình này tuy không phổ biến trong X Tam Quốc ở thời điểm hiện tại, nhưng luôn luôn rất khó “nhằn”, và thường xuyên có thể đánh bại các đối thủ có lực chiến cao hơn.
Điểm mạnh lớn nhất của đội hình này, chính là khả năng chống chịu hàng đầu, có khả năng “dọn dẹp” rất nhanh dàn tướng tiên phong của đối phương. Bên cạnh đó, đây cũng được xem là đội hình khắc tinh của những đối thủ sở hữu dàn tướng “mỏng cơm”, chú trọng về sát thương.
Ưu điểm lớn của đội hình này là bạn không cần phải đầu tư quá nhiều thời gian, tiền bạc để “mở” tướng, mà vẫn có thể đạt được hiệu quả cao với những tướng phẩm chất thấp, miễn là sở hữu kỹ năng phù hợp. Tuy vậy, đội hình này đòi hỏi sự chăm chỉ tìm kiếm trang bị của người chơi, do có đến 4 vị trí yêu cầu trang bị Vật Lý.
Chiến thuật mấu chốt của đội hình này, là càn quét càn nhanh càn tốt vị trí đỡ đòn của đối thủ, sau đó ùa sang dứt điểm dàn tướng đánh xa mỏng manh. Bốn vị trí cận chiến đồng nghĩa với việc san sẻ sát thương, vì lúc nào cũng sở hữu lợi thế hơn người.
Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý rằng vịt trí hồi máu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây chính là vị trí mà bạn cần phải dồn hết “tiền tài công sức” để đảm bảo cho vị tướng này những trang bị tốt nhất, hiệu quả nhất.
Cách bố trí đội hình
Ở hàng tiên phong (Tiền), bạn cần bố trí vị tướng cận chiến có khả năng khống chế/vô hiệu hóa đối phương, hoặc chí ít sở hữu kỹ năng bảo vệ được bản thân. Nếu được, hãy lựa chọn những ai có khả năng “solo tướng” tốt. Đừng tiếc tài nguyên và thời gian để đầu tư cho vị trí này.
Ba vị tướng cận chiến còn lại (hàng Trung), bạn có thể bố trí ba vị trí phòng thủ có kỹ năng khống chế tốt, hoặc thay bằng một ví trí sát thương. Nhìn chung, điều quan trọng nhất của hàng Trung là phải “cù cưa” tốt, có kỹ năng khống chế, hoặc khả năng tự bảo vệ mình.
Vị trí còn lại ở hàng sau (Hậu), hiển nhiên người chơi phải lựa chọn các vị tướng có khả năng hồi máu khủng. Một lần nữa, Tiểu Kiều rất phù hợp với vai trò này xuyên suốt giai đoạn đầu và giữa game.
Cách khác chế
Để đối đầu với đội hình này, người chơi cần trang bị ít nhất 2 tướng đánh xa có khả năng quấy rối, và 1 tướng đánh xa có khả năng hồi máu.
Ở hai vị trí hàng trên, bạn cần tung ra những tướng có khả năng sinh tồn tốt nhất mà mình có trong tay, để kéo dài thời gian trận đấu, và chờ đợi tướng sát thương Ma Pháp của mình tích đủ nộ - đây là chìa khóa quan trọng dẫn đến chiến thắng.
Bình luận (0)