2015 là năm đầy thành công của thị trường ô tô Việt, bao gồm cả doanh nghiệp lắp ráp trong nước lẫn nhập khẩu nhưng Toyota dường như không bắt kịp được đà tăng trưởng chung cùng các đối thủ.
>> Chưa đến ‘Tết’ xe nhập về Việt Nam đã phanh gấp
>> Năm 2016 việc sản xuất của Toyota sẽ gặp nhiều khó khăn
Trong năm 2015, thị trường xe Việt tiêu thụ 244.914 chiếc, tăng 55% so với năm ngoái, vượt kỷ lục 43% được thiết lập trước đó. Trong số này, phân khúc xe du lịch tăng 44%, đạt 143.392 chiếc, xe thương mại tăng 74% với 89.327 chiếc trong khi xe chuyên dụng tăng tới 105% với 12.195 xe. Với con số gần 245.000 chiếc, xe lắp ráp trong nước tiếp tục chiếm ưu thế với 173.040 xe, tăng 48%. Mặc dù giữ chưa tới 1/3 thị phần nhưng rõ ràng mảng xe nhập đã có được một năm kinh doanh ấn tượng khi tăng trưởng 74% so với năm ngoái, đạt 71.874 xe.
Toyota đang gặp khó bởi nhiều đối thủ "khó chơi"
|
Đóng góp vào “sức nóng” của thị trường Việt không thể bỏ qua những ông lớn trong ngành công nghiệp ô tô như Thaco, Toyota, Ford, Honda, Hyundai Thành Công… Tuy nhiên, Toyota dường như đang “hụt hơi” so với các đối thủ, thậm chí cả đà tăng trưởng chung của toàn thị trường khi chỉ đạt 50.285 xe, tăng 23%. Với con số này, Toyota xếp ở vị trí thứ 2 sau Thaco với 80.421 xe, tăng trưởng 90%. Đối thủ Ford dù xếp ở vị trí thứ 3 nhưng cũng đạt mức tăng trưởng 48% với 20.740 xe.
Dù trong tương lai gần Ford khó có thể soán ngôi Toyota với con số trên nhưng với tình hình tăng trưởng hiện tại có lẽ Toyota cũng phải “giật mình”. Đặc biệt là đối với một ông lớn trong ngành với nhiều mẫu xe làm mưa làm gió trong bảng xếp hạng xe bán chạy cũng như nhận được sự ủng hộ lớn từ người tiêu dùng trong nhiều năm qua như Toyota. Vậy đâu là nguyên nhân khiến Toyota tỏ ra “ì ạch” trong cuộc đua doanh số “phi mã” trong năm 2015?.
Một số phân khúc Toyota không có thế mạnh như xe bán tải là một ví dụ
|
Chia sẻ với phóng viên trong một cuộc họp báo gần nhất, Tổng giám đốc Toyota Việt Nam (TMV), ông Yoshihisa Maruta có giải thích rằng, nguyên nhân lớn nhất có thể do phân khúc mà Toyota không có sản phẩm là phân khúc tăng trưởng mạnh nhất. Ngoài ra, có thể có sự xuất hiện của một số thương hiệu mạnh khác trên thị trường.
Mặc dù có những giải thích mang tích chung chung nhưng rõ ràng nó cũng thể hiện phần nào bài toán khó mà Toyota đang đau đầu giải. Trong đó, phải kể đến những phân khúc mà hãng xe này gần như không có thế mạnh như crossover, bán tải, xe tải, xe bus… Trong số này, crossover vẫn là cuộc đua “song mã” của Honda CR-V và Mazda CX-5 và gần như không có bóng dáng của Toyota. Phân khúc xe bán tải, Hilux tuy không chạm đáy về doanh số nhưng cũng “nhọc nhằn” bám đuôi những kẻ dẫn đầu như Ford Ranger, Mazda BT-50.
Toyota Vios vẫn giữ được phong độ tốt hơn hai đàn anh
|
Ngay cả trong phân khúc sedan, vốn là thế mạnh độc tôn của Toyota với bộ ba Vios, Corolla Altis, Camry cũng đang bị tấn công gay gắt. Trong đó, kẻ khiến Toyota phải “rùng mình” không ai khác chính là Mazda. Ví như Mazda3 đối đầu Corolla Altis, Mazda6 “gặm nhấm” thị phần của Camry. Cụ thể, trong năm 2016, Camry còn bị Mazda6 vượt mặt ở vài tháng đầu năm trước thời điểm ra mắt phiên bản mới và tiếp tục bị đối thủ bám đuôi trong vài tháng cuối năm. Dù có doanh số cao hơn gần gấp đôi đối thủ nhưng rõ ràng Camry đã bị Mazda6 giành không ít khách hàng phân khúc sedan hạng D.
Ở phân khúc sedan hạng C, Corolla Altis thậm chí còn thất bại trước Mazda3 khi chỉ đạt 5.788 xe trong khi đối thủ là 6.014 chiếc. Việc hụt hơi trong những tháng cuối năm là nguyên nhân chính khiến Altis phải thất thủ trước đối thủ đồng hương. Chiến lược giá cao, thay đổi phong cách thiết kế được xem là một phần nguyên nhân dẫn đến thất bại của Toyota trong những phân khúc này.
Bình luận (0)