Cụ thể, 210 dự án được TP.HCM đưa ra mời gọi đầu tư tại hội nghị kỳ này với tổng nhu cầu vốn đầu tư là 1.183.610 tỉ đồng, tương đương 53.804 triệu USD. Tập trung các lĩnh vực: hạ tầng giao thông, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ, giáo dục, y tế, giải trí…
Có 4 hình thức lựa chọn nhà đầu tư
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM - ông Nguyễn Thành Phong gọi đây là bước khởi đầu để các nhà đầu tư tìm hiểu dự án, cơ chế, chính sách ưu đãi của TP. Đồng thời là nơi gặp gỡ, trao đổi với cơ quan chức năng nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển kinh doanh, đầu tư. “Quan trọng đây là cơ hội để thành phố đưa ra các cơ chế, giải pháp tạo môi trường thuận lợi, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa, tạo nguồn lực quan trọng để phát triển”, ông Phong nhấn mạnh.
|
Theo ông Nguyễn Thành Phong, TP.HCM hiện là một trong những địa phương dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng GDP, đóng góp trung bình hằng năm khoảng 24% tổng sản phẩm quốc nội, 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, 28% thu ngân sách... “TP cũng là điểm đầu tư hấp dẫn nhất khi lũy kế đến nay đã có trên 8.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng mức đầu tư đạt trên 45 tỉ USD và 152 dự án hợp tác công tư đã và đang triển khai với tổng mức đầu tư đạt 20 tỉ USD. Bình quân mỗi ngày toàn thành phố có 120 doanh nghiệp được thành lập mới”, ông Phong thông tin.
tin liên quan
TPHCM sẽ rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằngNhiều doanh nghiệp tham dự hội nghị cũng bày tỏ sẵn sàng rót vốn vào các dự án đầu tư phát triển của thành phố. Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, cho biết đang tập trung cùng các đối tác quốc tế lớn phát triển dự án tại thành phố như khách sạn Hilton Garden Inn, Crowne Plaza (Intercontinental), Diamond Complex, nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp khu du lịch giải trí tại Hóc Môn, dự án vui chơi giải trí Hello Kitty với Sanrio Nhật Bản…
"Doanh nghiệp chịu khó vài năm nữa đường sá sẽ thông thoáng"
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định những lợi thế vượt trội mà nhà đầu tư “chỉ có thể tìm thấy ở TP.HCM” như: dân số đông, dân trẻ, có hơn 9 triệu dân và thu nhập bình quân đầu người năm 2020 là 7.000 USD. Đặc biệt, trong vòng bán kính 100 km từ TP.HCM, các doanh nghiệp sẽ tiếp cập với 8 tỉnh tiếp giáp TP.HCM, nơi có 20 triệu người sống và làm việc. Chưa hết, Bí thư Thành ủy “quảng cáo” lao động tại TP.HCM là lao động trẻ, có kinh nghiệm và được đào tạo tay nghề cao. Chi phí lương lao động của Việt Nam là khoảng 2 USD/giờ… “Nên khi tới Việt Nam đầu tư, doanh nghiệp sẽ có đủ lao động lại chi trả mức lương thấp hơn”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
|
Ngoài ra, ông Nhân tiết lộ với các nhà đầu tư, TP.HCM đang có cơ chế mới về đất cho nhà đầu tư. Đặc biệt thành phố đang thỏa thuận với người dân để cùng tạo quỹ đất cho nhà đầu tư, đang xây dựng thêm 1 khu công nghiệp rộng 600 ha để năm 2020 trở đi có thể “chào hàng” được cho các nhà đầu tư. Thông tin về khu đô thị sáng tạo, Bí thư Thành ủy cũng cho biết hiện thành phố đã chọn được 7 nhà tư vấn (6 nhà tư vấn nước ngoài, 1 nhà tư vấn Việt Nam). Dự kiến sẽ chọn ra 2 nhà tư vấn tốt nhất để giúp TP.HCM phát triển kinh tế số và tri thức tốt nhất. Ngoài khởi động chương trình trí tuệ nhân tạo, ông Nhân cũng cho biết chiến lược mở rộng thành phố có nhiều xây xanh hơn.
Tuy nhiên, lãnh đạo TP.HCM cũng thừa nhận những mặt hạn chế mà nhà đầu tư đang gặp phải tại TP là vấn nạn kẹt xe, đường sá chưa được chỉn chu thông thoáng như mong muốn. Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nói: “Tôi mong các doanh nghiệp chịu khó chịu thêm vài năm nữa chúng tôi sẽ giải quyết hài lòng về giao thông cho các doanh nghiệp. Chúng tôi phấn đấu năm 2021 sẽ biến rác thành điện, mỗi ngày thành phố có 9.000 tấn rác, chính vì vậy nếu doanh nghiệp nào muốn đầu tư đốt rác thành điện thì hãy đến TP.HCM biến rác thành điện”, ông Nhân nhấn mạnh.
|
Bình luận (0)