>> Khiếu nại tố cáo đông người tăng 22,6%
>> Giải quyết khiếu nại, tố cáo sai phải bồi thường
>> Khiếu nại, tố cáo đất đai: Nhiều cán bộ bao che cho cấp dưới làm sai
>> Khiếu nại, tố cáo tăng do cách xử lý của cán bộ
>> Thành lập hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
>> Khiếu nại tố cáo về đất đai rất nghiêm trọng !
|
Khiếu nại đông người chủ yếu liên quan đến bồi thường
Theo UBND TP.HCM, có 14 vụ việc mới dự báo sẽ phát sinh khiếu nại đông người.
Cụ thể, Q.8 có 1 vụ (dự án Trung tâm lưu thông hàng hóa - Khu E nam thành phố tại P.7).
Q.Gò Vấp có 1 vụ (cưỡng chế tháo dỡ nhà xây không phép đối với một số hộ dân tại khu ấp Doi, P.15).
|
Q.Bình Thạnh có 4 vụ việc (Dự án lô 13 - 14 - giai đoạn II, P.22; Dự án xây dựng mới cầu Kinh Thanh Đa; Dự án chống sạt lở kênh Thanh Đa; Dự án đầu tư xây dựng mới Cư xá Thanh Đa).
Q.Tân Bình có 3 vụ việc (Dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài; dự án đầu tư cải tạo tuyến mương Nhật Bản; dự án xây dựng chung cư 251 Hoàng Văn Thụ).
Q.Thủ Đức có 2 vụ việc (dự án đầu tư xây dựng Trường trung học cơ sở Trường Thọ, P.Trường Thọ; dự án Đại học Quốc gia tại phường Linh Trung và Linh Xuân.)
H.Củ Chi có 2 vụ việc (dự án Khu công nghiệp Đông Nam; Dự án đầu tư xây dựng Thảo cầm viên).
H.Nhà Bè có 1 vụ việc (dự án Khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 2 tại xã Hiệp Phước.)
Đây là những dự án đã được triển khai thực hiện từ năm 2010, trừ dự án đầu tư xây dựng mới cầu Kinh Thanh Đa mới triển khai. Quá trình triển khai các dự án còn vướng mắc, chủ yếu về chính sách bồi thường, thủ tục pháp lý và cưỡng chế…
Quy định chồng chéo và thường xuyên thay đổi
UBND TP.HCM nêu ra một trong những nguyên nhân gây bất cập dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo, đó là hệ thống pháp luật còn thiếu, chưa điều chỉnh kịp thời các quan hệ phát sinh trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các quy định của pháp luật đã ban hành còn chồng chéo giữa các luật với các văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật và thường xuyên thay đổi làm cho người áp dụng pháp luật lúng túng trong việc thực hiện, dẫn đến không nhất quán trong quan điểm vận dụng và cách xử lý giải quyết.
Bên cạnh đó, các quy định về quản lý đất đai và giá bồi thường luôn thay đổi dễ dẫn đến khiếu nại của công dân hoặc một số bộ phận dân cư có tâm lý so sánh mức giá giữa các dự án liền kề nhưng giá khác nhau, từ đó người dân kiến nghị hoặc khiếu nại yêu cầu tăng giá đền bù.
Về nguyên nhân chủ quan, UBND TP.HCM thừa nhận công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện và phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại một số quận huyện có lúc chưa chặt chẽ, chưa thống nhất.
Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín, TP.HCM là đô thị lớn nhất nước với tốc độ đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội khá cao, tiến độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh… Trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, việc điều chỉnh, thu hồi đất theo quy hoạch của nhà nước đã tác động nhất định đến quyền lợi và sinh hoạt bình thường của một bộ phận dân cư. Các dự án có quy mô lớn thường tập trung ở ngoại vi thành phố, tác động lớn đến quyền sử dụng đất và đời sống của nông dân, trong khi giá bồi thường không theo kịp giá của thị trường bất động sản, đã làm phát sinh tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong một bộ phận dân cư có đất bị thu hồi. Trong gần 5 năm qua, có đến 89.127 đơn khiếu nại, tố cáo. TP.HCM đã xử lý 89.118 đơn, đạt tỷ lệ 99,9%. |
Bài, ảnh: Đình Phú
>> Rà soát, giải quyết dứt điểm 500 vụ khiếu nại kéo dài
>> Khiếu nại đông người tại một số nơi còn phức tạp
>> Lê Kiều Như gửi đơn khiếu nại đến Apple tại Mỹ
>> Lo ngại đơn thư khiếu nại “chạy lòng vòng”
>> 3 giám đốc bệnh viện rút đơn khiếu nại kết luận thanh tra
Bình luận (0)