Trong 8 trụ cột được xem là thông số tính toán để đánh giá khả năng hội nhập của các địa phương (gồm thể chế, cơ sở hạ tầng, văn hóa, đặc điểm tự nhiên địa phương, con người, thương mại, đầu tư, du lịch), TP.HCM dẫn đầu chỉ số PEII, đồng thời đứng đầu 3/8 trụ cột là thương mại, đầu tư và thể chế.
Báo cáo năm nay chia các địa phương làm 4 nhóm chính: nhóm duy trì, phát triển, giảm hạng và chưa có dữ liệu đối sánh. Trong đó, TP.HCM, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Thanh Hóa và Nghệ An nằm trong nhóm duy trì, tiếp tục thể hiện được năng lực hội nhập so với kết quả báo cáo đầu tiên năm 2010. Mục tiêu của báo cáo nhằm xác định mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi địa phương, chỉ ra các điều chỉnh cần thiết cho việc thu hút nguồn lực để phát triển bền vững. Ông Nguyễn Thành Trung, trưởng nhóm tác giả báo cáo cho biết, nhóm tác giả báo cáo đã có những bản khuyến nghị riêng với các địa phương.
Theo báo cáo, có xấp xỉ 50% doanh nghiệp (DN) được khảo sát cho biết các khoản chi không chính thức để cán bộ giải quyết thủ tục hành chính từ 2% (chi phí của doanh nghiệp - PV) trở lên; 20% DN có mức chi trên 30%. Khoảng 94% DN và 88% người dân được khảo sát đồng ý với các khoản bôi trơn này. Đáng chú ý, những khoản chi không chính thức này gần như không ảnh hưởng tới đánh giá của DN về sức hấp dẫn đầu tư của các địa phương.
Mai Hà
Bình luận (0)