Theo đó, thời gian thực hiện kiểm tra bắt đầu từ ngày 10 đến ngày 23.12, tùy mỗi bậc học, mỗi quận, huyện. Ở bậc THCS, phòng GD ra đề và tổ chức kiểm tra chung các môn ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, ngoại ngữ, toán, vật lý, hóa học, sinh học. Đề các môn biên sạn theo hình thức tự luận, riêng môn tiếng Anh có 70% câu hỏi trắc nghiệm, 30% câu hỏi tự luận và có kiểm tra phần nghe trong vòng 6 đến 9 phút.
Ở bậc THPT, các trường biên soạn đề kiểm tra các môn ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, ngoại ngữ, toán, vật lý, hóa học, sinh học chung cho học sinh các khối lớp. Riêng khối 12, học sinh sẽ thực hiện bài kiểm tra theo hình thức thi của kỳ thi THPT quốc gia. Cụ thể, nhà trường biên soạn mỗi môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ một đề kiểm tra chung cho toàn khối.
Với các môn còn lại về khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo dục công dân) và khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học), nhà trường có thể chọn một trong hai phương án: Mỗi môn biên soạn một đề chung cho toàn khối hoặc mỗi môn biên soạn thành hai đề A và B có phần cơ bản (chiếm 60 %) giống nhau, phần phân hóa khác nhau (40%). Trong đó, đề A có mức độ phân hóa thấp, đề B có mức độ phân hóa cao.
tin liên quan
Thi THPT quốc gia 2017: Đề thi khác nhau 80% cho mỗi thí sinhCác thí sinh trong cùng phòng thi dự kiến sẽ có một mã đề với đa số câu hỏi khác nhau. Điều này khiến dư luận có 2 quan điểm mâu thuẫn: kỳ thi khách quan hơn hay thiếu công bằng hơn nếu đề không cùng mức độ?
Nhà trường cho học sinh đăng ký và sắp xếp học sinh dự kiểm tra thành 2 nhóm: Nhóm khoa học xã hội theo đề B, thì khoa học tự nhiên sẽ theo đề A và ngược lại (cho phù hợp với nhu cầu thi THPT quốc gia vào cuối năm học của học sinh).
Ở các bậc học, nội dung đề kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, câu hỏi rõ ràng, có tỷ lệ phù hợp câu hỏi vận dụng, câu hỏi liên hệ thực tiễn cuộc sống.
Bình luận (0)