tin liên quan
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Thủ tướng Samdech Hun Sen
|
Theo ông Liêm, UBND TP đã 3 lần kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bố trí đủ vốn cho các dự án trên. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch - Đầu tư mới bố trí 11.517 tỉ đồng cho cả 2 dự án, chỉ đáp ứng được 39% tổng nhu cầu; trong đó dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 là 7.500 tỉ đồng, dự án Cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 2 là 4.017 tỉ đồng. Với số vốn trên, TP.HCM rất khó hoàn thành tiến độ 2 dự án nêu trên đúng thời gian quy định.
|
“Hiện nay, khối lượng thi công các dự án đang đúng tiến độ cam kết nhưng không đủ vốn để bố trí; các nhà thầu thi công nhiều lần đề nghị thanh toán kịp thời nếu không sẽ ngưng thi công, ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Việc này cũng ảnh hưởng lớn đến uy tín của Nhà nước đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung”, ông Liêm nói.
Theo ông Liêm, nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện dự án đúng theo các cam kết, tránh phát sinh các chi phí cam kết, lãi phạt chậm, đồng thời đưa các dự án hoàn thành đúng tiến độ, đưa vào sử dụng vào năm 2020, TP.HCM kiến nghị Chính phủ xem xét, bố trí đủ vốn cho 2 dự án trên trong giai đoạn 2017 - 2020 (bổ sung thêm 17.995 tỉ đồng).
Lãnh đạo UBND TP.HCM cũng đề nghị Chính phủ chấp thuận bổ sung 10.000 tỉ đồng để đầu tư hạ tầng giao thông, hệ thống cảng sông, cảng biển (như sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái, cảng Hiệp Phước) để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn. Hiện nay, tổng mức đầu tư của các dự án trên là 37.282 tỉ đồng, phần còn lại TP.HCM sẽ tự cân đối để triển khai thực hiện.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết TP.HCM đóng góp xấp xỉ 30% tổng ngân sách quốc gia, do đó, tinh thần chung là cả nước cũng sẽ góp sức vì sự phát triển thịnh vượng của TP.HCM.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định cần tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu kinh tế của TP.HCM. Việc phát triển của TP.HCM nếu có những trở ngại cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng chung của cả nước, vì cứ 1% tăng trưởng của cả nước thì TP.HCM chiếm 0,21%.
Bình luận (0)